2021 là một năm thắng lợi của ngành thép, doanh thu và lợi nhuận toàn ngành tăng mạnh, đặc biệt là các ông lớn. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp thép lại làm ăn bết bát, mắc kẹt trong đại dự án sai phạm.
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2021, lần đầu tiên cán mốc lợi nhuận ròng đạt mức 34.520 tỷ đồng. Cụ thể, quý 4 năm 2021, Hòa Phát đạt doanh thu hơn 45.000 tỷ đồng, tăng 73% và lợi nhuận sau thuế đạt 7.400 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế năm 2021, doanh thu đạt 150.800 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2020, lợi nhuận sau thuế vượt 92% so với kế hoạch cả năm, tăng 1,56 lần so với năm trước.
Trong báo cáo của tập đoàn Hoa Sen (HSG), doanh thu quý 1 niên độ tài chính 2021-2022 đạt 16.934 tỷ đồng, tăng 86% so với 9.099 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 638 tỷ đồng, tăng 11,5% so với 572 tỷ đồng niên độ 2020-2021. Trong đó, doanh thu nội địa đạt 17%, doanh thu xuất khẩu đạt 28.329 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận 2021 các tập đoàn thép hàng đâu |
Theo báo cáo tài chính quý IV/2021 của CTCP thép Nam Kim (NKG), doanh thu và lợi nhuận cũng tăng so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 8.780 tỷ đồng, lãi gộp 1.058 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế năm 2021, đạt 28.173 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Kết thúc năm 2021, thép Nam Kim lãi sau thuế 2.225 tỷ đồng, gấp 7,5 lần năm ngoái.
Giá Phiên tòa xét xử vụ án sai phạm liên quan đến Công ty Gang thép Thái Nguyên
Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư của SHG vào Thép Sông Hồng là 102 tỷ đồng. Nếu Thép Sông Hồng tuyên bố phá sản, điều này đồng nghĩa với việc SHG sẽ mất trắng khoản đầu tư hơn 100 tỷ đồng.
Ghi nhận kết quả kinh doanh của SHG, mặc dù DN có tổng tài sản trên 1.000 tỷ đồng, nhưng kết quả khinh doanh không mấy khả quan. Theo thống kê, SHG liên tục báo lỗ từ năm 2015-2020. Trong năm 2021, mặc dù chưa có báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm, nhưng DN dự tính tiếp tục báo lỗ bởi 6 tháng đầu năm SHG lỗ gần 27 tỷ đồng.
Một DN được cho là anh cả trong ngành thép, Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco), cũng mắc kẹt trong quá trình đầu tư dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dẫn đến thiệt hại rất lớn về kinh tế. Tổng Giám đốc TISCO, ông Trần Trọng Mừng, đại diện chủ đầu tư phải ra hầu tòa, chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả dự án.
Cụ thể, tổng giá trị TISCO đã thanh toán cho dự án là hơn 4.400 tỷ đồng; tổng dự nợ gốc, lãi vay ngân hàng phải trả là hơn 3.800 tỷ đồng (hiện lãi vay phải trả trên 40 tỷ đồng/tháng). Những lùm xùm xung quanh sai phạm của TISCO trong dự án gang thép Thái Nguyên 2 ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh doanh của DN những năm gần đây. Tuy nhiên, bất chấp những rào cản đó, kết quả kinh doanh năm 2021 của TISCO có nhiều khởi sắc.
Cụ thể, lũy kế năm 2021, doanh thu đạt gần 13.000 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước. Ghi nhận lãi gộp đạt 788 tỷ đồng, tăng 66%. Sau khi trừ chi phí, Gang thép Thái Nguyên báo lãi ròng cả năm đạt hơn 122 tỷ đồng.
Ngọc Cương
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/buon-sat-thep-thang-lon-nhung-dn-nay-lai-van-lo-dam-giai-the-dinh-dai-an-a115472.html