“Ngay sau khi hai bên đạt được những thỏa thuận có ý nghĩa để có thể tổ chức một cuộc trao đổi thực chất, thì vấn đề này sẽ được xem xét. Nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra”, ông Rudenko nói.
Phát biểu cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết “có một niềm tin ở Mátxcơva rằng Washington, London và các nước phương Tây khác mới là những người ra quyết định trong vấn đề Ukraine, chứ không phải Kiev”.
Phái đoàn Nga và Ukraine gặp mặt trực tiếp lần cuối cùng tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 3. Sau đó, Nga dựa trên dự thảo hòa bình của Ukraine để xây dựng một thỏa thuận và gửi đến Kiev. Nhưng cuối cùng, phản hồi của Ukraine lại bao gồm “những ý tưởng hoàn toàn khác biệt, một bước lùi lớn”, ông Lavrov nói.
Việc Ukraine quay lưng với những tiến bộ đạt được ở Istanbul dường như có sự thúc đẩy của Mỹ và Anh, thậm chí cả Ba Lan và các nước Baltic "cũng đóng một vai trò nào đó.”
Ông Lavrov nhắc lại, rằng một số lãnh đạo phương Tây từng tuyên bố “xung đột cần được giải quyết trên thực địa”, trong khi tiếp tục gửi vũ khí đến Kiev.
“Số vũ khí này sẽ là mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga. Về cơ bản, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gây chiến với Nga thông qua một bên ủy nhiệm, và trang bị cho bên ủy nhiệm đó".
“Bạn biết đấy, thiện chí không phải là vô hạn. Nếu thiện chí không được đáp lại, thì việc này sẽ không góp phần vào quá trình đàm phán. Giống như trước kia, nhiều người trong chúng tôi tin rằng các quyết định liên quan đến Ukraine được đưa ra ở Washington, London và các nước phương Tây khác”, ông Lavrov nói, và lưu ý rằng một số chuyên gia từng nói Nga nên tổ chức các cuộc đàm phán với NATO chứ không phải ông Zelensky.
Dù vậy, Nga không gặp nhiều may mắn khi đối thoại với NATO, ông Lavrov nhận định. Khi Mátxcơva trình bày các đề xuất an ninh của mình với Mỹ và NATO vào tháng 12/2021, họ đã lắng nghe một cách lịch sự và sau đó phớt lờ.
“Họ nói với chúng tôi rằng những gì cần thiết cho an ninh Nga sẽ không do Mátxcơva quyết định".
Ông Lavrov cho biết, các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành ở Ukraine vẫn không thay đổi, đó là phá hủy các cơ sở hạ tầng quân sự ở Ukraine có thể đe dọa Nga, với “các biện pháp nghiêm ngặt nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại cho dân thường".
Dự đoán về việc kết thúc xung đột, ông Lavrov nói: “Như thường lệ, mọi thứ sẽ kết thúc bằng một hiệp ước. Nhưng các điều khoản của hiệp ước sẽ được đưa ra vào thời điểm mà các cuộc đàm phán trở nên thực tế hơn".
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/nga-neu-dieu-kien-tiep-tuc-dam-phan-voi-ukraine-a133010.html