Điểm danh dự án bê tông hóa góp phần khiến Tam Đảo bị “bức tử” (Bài 2)

Như đã nêu ở bài 1, Tam Đảo ngày nay đang mất dần những ngôi nhà mang đặc trưng bản địa ẩn nấp giữa núi rừng trùng điệp, thay vào đó là “khu đô thị mới” đang ồ ạt xây dựng khiến cho nơi đây dày đặc bê tông và khói bụi. Tam Đảo ngày càng xa lạ với du khách. Cùng với đó là hiện tượng hô biến đất công về tay tư nhân.

Điểm danh dự án bê tông hóa góp phần khiến Tam Đảo bị “bức tử” (Bài 2)

​​​​​

Tổ hợp khách sạn Venus của Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng được xây dựng trên đất công sản không qua đấu giá.

     

Những dự án bê tông khiến Tam Đảo dần bị bức tử

Thị trấn Tam Đảo mờ sương ngày nào đang từng ngày bị rừng bê tông "bức tử". Kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy về môi trường, vi phạm xây dựng diễn ra trong một thời gian dài. Liệu Tam Đảo có đang đi vào “vết xe” của Sapa và Đà Lạt?

Tại thời điểm phóng viên ghi nhận, không ít khách sạn có quy mô xây dựng lớn, nhỏ đã và đang được xây dựng ồ ạt. Nhiều khách sạn, nhà nghỉ từ bình dân đến sang trọng đã và đang được triển khai và hoàn thiện tại khu du lịch này trong thời gian tới, khiến thị trấn mờ sương Tam Đảo đã ngột ngạt, nay lại càng ngột ngạt hơn.

Điểm danh dự án bê tông hóa góp phần khiến Tam Đảo bị “bức tử” (Bài 2)
Nhiều công trình cao tầng mọc lên như nấm, khiến Tam Đảo đang dần bị "bức tử" bởi rừng bê tông.

Những dự án phải kể đến như: Những dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng (Công ty Lạc Hồng) gồm: Khách sạn Venus, khu ẩm thực, tổ hợp dịch vụ cao cấp, lâu đài Tam Đảo. Hay như những dự án của Công ty Cổ Phần đầu tư VCI (VCI Group) được xây dựng trên phần đất có diện tích 6.876m2 là Khu dịch vụ biệt thự thị trấn Tam Đảo, được xây dựng trên phần đất có diện tích 2.320m2 gồm: nhà hàng Bistro Coffee; nhà hàng hải sản Seafood Gardend; nhà hàng Cigar Bar Lounge và dự án khách sạn Grand Victory Hotel.…

Loay hoay tìm "bài toán cân bằng trên giấy"

Viện Quy hoạch xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc từng thông tin tới báo chí cho biết, quy hoạch thị trấn Tam Đảo đang được triển khai và thị trấn hiện mới triển khai xây dựng được 2 trạm xử lý nước thải công suất 500m3/ngày đêm/trạm, hệ thống thoát nước thải này đi chung với nước mưa.

Điểm danh dự án bê tông hóa góp phần khiến Tam Đảo bị “bức tử” (Bài 2)
"Hòn ngọc Đông Dương" - Tam Đảo đang dần bị bức tử bởi rừng bê tông ngột ngạt

Nhiều chuyên gia cho rằng, giữa “bảo tồn hay bê tông hóa” thì Tam Đảo vẫn loay hoay tìm "bài toán cân bằng trên giấy". Trong khi đất rừng vẫn để thất thoát mà bê tông hóa cứ ngày một lớn dần.

Trước đây người Pháp đã gọi Tam Đảo là “Hòn ngọc Đông Dương”. Khi đó, Tam Đảo như một thị trấn “thuần Pháp” kiêu hãnh trên sườn dốc, đỉnh núi. Nhưng rồi “Hòn ngọc Đông Dương” của ngày tháng cũ gần như đã bị bê tông hóa, mất đi vẻ đẹp thiên nhiên, cổ kính vốn có. Hàng trăm công trình mọc lên san sát cùng những đoàn xe ngày đêm nối đuôi nhau xẻ núi lấy đất xây khách sạn, nhà nghỉ… khiến Tam Đảo hôm nay ngày càng xa lạ….

Điểm danh dự án bê tông hóa góp phần khiến Tam Đảo bị “bức tử” (Bài 2)

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, việc “bê tông hóa” ở Tam Đảo là việc do địa phương coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, được chú ý nhiều nhưng cảnh quan, bản sắc của khu vực lại bị phá vỡ.

Cũng theo ông Nghiêm, khi còn là Thủ tướng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương lựa chọn đối tác phù hợp, đặc biệt lựa chọn dự án cần tôn trọng cảnh quan thiên nhiên. Chủ trương là như vậy, nếu có hiện tượng bê tông hóa quá mức khu du lịch thì cần quan tâm, rà soát lại quy hoạch.

Ông Nghiêm cho biết, Tam Đảo là khu vực rất đặc biệt, người Pháp từng rất chú trọng phát triển. Chính vì thế Tam Đảo có nhiều khu nghỉ dưỡng do Pháp xây dựng từ thế kỷ trước. Việc tôn trọng cảnh quan thiên nhiên là để gìn giữ, bảo vệ cho thế hệ sau cùng được hưởng và phát triển, chứ không phải vì lợi ích trước mắt.

Điểm danh dự án bê tông hóa góp phần khiến Tam Đảo bị “bức tử” (Bài 2)
Hiện tượng chặt cây, khoét núi vẫn còn tồn tại ở Tam Đảo.

Tam Đảo trong mình là một thị trấn kiêu hãnh trên sườn dốc và sương mù, với những ngôi nhà mang đặc trưng bản địa ẩn nấp giữa núi rừng trùng điệp, là một trong những điểm đến thu hút du khách hàng đầu miền Bắc, khi sở hữu lợi thế về khí hậu, sinh thái.

Nhưng nhà quản lý đã ép nơi này phải phát triển quá nhanh để hút du khách", cách làm du lịch nóng vội đang khiến không ít lo ngại về chất lượng cảnh quan tại đây. Khi mặt đường là hỗn hợp của gió và bụi từ các công trình cùng rác thải, tạo thành một thứ không khí khiến bất kỳ ai chứng kiến cũng phải cau mày.

Khách du lịch tìm đến với cảnh quan thiên nhiên Tam Đảo, nhưng lại bắt gặp những công trình xây dựng giống như những khu đô thị khác. Một trong những "đặc sản" khiến du khách ngán ngẩm là bụi, tiếng ồn và bê tông từ những công trường xẻ núi, xây khách sạn… khiến Tam Đảo hiện tại chỉ còn là một điểm du lịch thiếu đi bản sắc, nơi vui chơi hỗn tạp với những mô hình chụp ảnh có thể bắt gặp ở bất kỳ nơi nào./.

Link nội dung: https://vietnamindex.vn/diem-danh-du-an-be-tong-hoa-gop-phan-khien-tam-dao-bi-buc-tu-bai-2-a152393.html