Vào tháng 5/2022, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên lan rộng ra ngoài châu Phi, khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem xét việc phân loại đợt bùng phát này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.
Bệnh đậu mùa trên khỉ là một bệnh đậu mùa hiếm gặp do virus thuộc giống orthopoxvirus gây ra bao gồm virus đậu mùa. Các chuyên gia lưu ý rằng, mặc dù nguồn chứa virus đậu mùa khỉ tự nhiên vẫn chưa được biết đến, nhưng các động vật như loài gặm nhấm và linh trưởng có thể mang virus này, đôi khi gây lây truyền sang người.
Loại virus đậu mùa khỉ là bệnh lưu hành ở các nước Tây và Trung Phi. Kể từ khi được phát hiện bên ngoài châu Phi vào tháng 5/2022 đã có hơn 3.500 người ở 48 quốc gia bị mắc bệnh này.
Mới đây, các nhà nghiên cứu Bồ Đào Nha đã phân tích DNA từ 15 mẫu virus đậu mùa khỉ thuộc nhánh (hoặc dòng dõi) Tây Phi mà từ đó bùng phát dịch bệnh (nhánh còn lại nằm ở lưu vực Congo).
Họ đã tìm thấy khoảng 50 biến thể di truyền trong các loại virus được nghiên cứu so với những biến thể trong năm 2018 và 2019.
Theo các tác giả, con số này nhiều hơn từ 6 đến 12 lần so với "những gì người ta mong đợi khi đưa ra các ước tính trước đó", với các loại virus như bệnh đậu mùa ở khỉ hiếm khi có nhiều hơn một hoặc hai đột biến mỗi năm. Thật vậy, các orthopoxvirus (với DNA sợi đôi) hiếm khi dễ bị đột biến, vì chúng dễ dàng sửa lỗi (lỗi tạo ra đột biến) hơn trong quá trình sao chép.
Một loại enzim ở người là nguồn gốc của đột biến virus
Các tác giả nghiên cứu báo cáo: "Dữ liệu của chúng tôi tiết lộ thêm manh mối về sự tiến hóa của virus đang diễn ra và khả năng thích ứng của con người."
Nguyên nhân có thể là do cơ chế bảo vệ của con người được thực hiện qua trung gian của họ enzym APOBEC3. Thông thường, các enzym này khiến virus mắc lỗi khi sao chép mã di truyền của chúng và trong hầu hết các trường hợp, virus sẽ phá vỡ mã di truyền.
Theo các chuyên gia, trong một số trường hợp nhất định, các đột biến qua trung gian APOBEC có thể không phá vỡ hoàn toàn virus, làm tăng khả năng tạo ra các biến thể siêu gen với các đặc điểm bị thay đổi.
Những đột biến này không nhất thiết làm cho virus dễ lây lan hơn, nhưng phù hợp hơn với con người. Do đó, có thể nó đã lưu hành trong cơ thể người và thu nhận một số lượng lớn các đột biến mới bằng cách chống lại các enzym.
Trong khi các nhà nghiên cứu tin rằng, công trình của họ cho thấy trình tự bộ gen của virus đậu mùa khỉ có thể đủ chính xác để theo dõi sự lây lan của đợt bùng phát hiện tại vẫn cần các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận những phát hiện ban đầu của họ.
Nghiên cứu của nhóm các chuyên gia Bồ Đào Nha được công bố trên tạp chí Nature Medicine vào ngày 24/6.
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/virus-dau-mua-khi-dang-tien-hoa-than-toc-nhanh-gap-12-lan-a152655.html