"Sóng ngầm" Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng

Nhận kết quả mắc Covid-19, nhiều người dân Thủ đô ngỡ ngàng vì từng nghĩ rằng dịch bệnh đã kết thúc.

"Sóng ngầm" Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng

Nhận kết quả mắc Covid-19, nhiều người dân Thủ đô ngỡ ngàng vì từng nghĩ rằng dịch bệnh đã kết thúc.

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 1

"Nhận kết quả anh mắc Covid-19, chúng tôi đều bất ngờ vì nghĩ rằng dịch bệnh đã kết thúc", chị Hồng Hạnh - vợ anh L. cho hay.

Sự bất ngờ của anh L. và gia đình dần chuyển sang lo lắng khi về đêm, tình trạng của anh ngày một nặng hơn.

Chị Hạnh chia sẻ: "Về đêm chồng tôi sốt 40 độ, kèm theo đau nhức người, rét run, tiêu chảy. Gia đình lúc đó rất cuống vì không biết nên phải làm gì. Thú thực nhiều tháng nay, chúng tôi đều không còn bận tâm đến Covid-19, nên cũng không còn nhớ cách xử lý khi người nhà mắc bệnh".

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 3

Sau khi bước qua đỉnh dịch và thoái trào, Covid-19 gần như không còn là mối bận tâm của đại bộ phận người dân. Nhiều người thậm chí "né" việc tiêm vaccine Covid-19 mũi nhắc lại vì cho rằng, đại dịch đã kết thúc và không còn là mối lo ngại với sức khỏe.

Tuy nhiên, hiện trên thế giới, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia. Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới và nguy cơ bùng phát dịch trở lại là hiện hữu.

Các số liệu thống kê cũng như ghi nhận thực tế tại các cơ sở điều trị tại cho thấy, Covid-19 đang âm thầm leo thang.

Giai đoạn cuối tháng 6 đến nay, số F0 ghi nhận theo ngày tại Hà Nội có dấu hiệu gia tăng. Từ mức trên dưới 200 ca/ngày đến ngày 5/7 Thủ đô đã ghi nhận 347 F0 mới. Đây cũng là ngày F0 mới trên cả nước tăng vọt lên 989 ca (hơn ngày trước đó 304 ca). Trên thực tế, nhiều tuần qua, Hà Nội cũng thường xuyên đứng đầu cả nước về ca Covid-19 ghi nhận mới hàng ngày.

Trong 2 tuần trở lại đây, tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) ghi nhận tình trạng bệnh nhân Covid-19 đến khám gia tăng đáng kể.

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 5

Theo ThS.BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, giai đoạn gần đây số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 đến viện thăm khám tăng gấp nhiều lần so với trước, cao điểm có ngày ghi nhận hơn 20 bệnh nhân.

"F0 ở đủ các lứa tuổi từ trẻ em, người lao động, người già. Đa phần các bệnh nhân đều đã tiêm vaccine Covid-19 từ 2 mũi trở lên. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là ở không ít trường hợp dù triệu chứng Covid-19 tương đối nhẹ nhưng bệnh nền lại khởi phát nặng đến mức phải nhập viện".

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng ghi nhận số lượng bệnh nhân Covid-19 nặng phải nhập viện gia tăng.

Theo ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, F0 nặng được chuyển lên khoa để điều trị gia tăng mạnh trong vài tuần trở lại đây.

Đáng chú ý, những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7, mỗi ngày Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận trung bình 5 - 8 F0 nặng, nguy kịch. Con số này gấp 3 - 4 lần so với giai đoạn trước đó một tháng.

Hầu hết các bệnh nhân đều là người cao tuổi, người có bệnh nền như: suy gan, HIV, có tiền sử ghép tạng.

Lý giải về việc ca Covid-19 gia tăng, theo BS Phúc, trước hết là do dịch Covid-19 đã hạ nhiệt, nên nhiều cơ sở điều trị Covid-19 đã đóng cửa dẫn đến việc bệnh nhân dồn về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Một nguyên nhân khác là các bệnh nhân này đã bị suy giảm khả năng miễn dịch trước Covid-19, do thời gian tiêm của mũi vaccine trước đã hơn 6 tháng. Những người này sẽ dễ mắc bệnh và khả năng diễn biến nặng cao hơn.

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 7

 Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi hình thành các biến thể mới. Trong khi đó, khả năng phòng ngừa của vaccine với mỗi biến thể lại khác nhau. Khi mắc các biến thể mới, khả năng bảo vệ của vaccine có thể bị giảm xuống.

Hiện tại, biến thể phụ của chủng Omicron BA.5 cũng đã xuất hiện tại Hà Nội. Biến thể phụ này được nhận định có thể có nguy cơ lấn át biến thể cũ.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương thông tin, theo giải mã trình tự gen của Bệnh viện Bạch Mai, Thủ đô đã xuất hiện chủng mới BA.5. Đây là biến chủng phụ của chủng Omicron, có khả năng lây nhiễm nhanh hơn BA.1 và BA.2.

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 9

Nhiều chuyên gia khuyến cáo, người đã từng mắc Covid-19 có thể tái nhiễm, đặc biệt là khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi. Người bệnh tái nhiễm vẫn có nguy cơ lây cho người khác do quá trình nhân lên của virus vẫn lặp lại. 

Cụ thể, sau khi tiêm phòng hoặc mắc Covid-19, cơ thể chúng ta sẽ có kháng thể, nhưng do lượng kháng thể này sẽ giảm dần sau các mốc thời gian một tháng, 2 tháng, 3 tháng và đặc biệt sẽ giảm mạnh sau 3 tháng và xuống thấp sau 6 tháng. Về lý thuyết, trong 3 tháng đầu tiên, cơ thể sẽ được bảo vệ tốt hơn nhưng điều đó lại không đúng với chủng Omicron hiện nay.

Trên thực tế, tại Bệnh viện Thanh Nhàn thời gian vừa qua đã ghi nhận nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 lần 2, thậm chí là lần 3.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng ghi nhận trường hợp "cựu F0", đã tiêm đủ mũi vaccine tái nhiễm và diễn biến nặng phải điều trị hồi sức cấp cứu.

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 11

Cho rằng Covid-19 không còn là mối nguy hại với sức khỏe, nhiều người dân "né" tiêm vaccine Covid-19 mũi nhắc lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo khả năng miễn dịch do vaccine cung cấp sẽ suy giảm theo thời gian.

Tại lễ phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng chống Covid-19 mũi 3 và mũi 4 diễn ra tại Hà Nội ngày 7/5 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cũng bày tỏ lo ngại trước thực trạng này.

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 13

"Tại Việt Nam, các ca mắc và tử vong tăng cao trong 4 tuần qua, nhưng thái độ lơ là chủ quan, mất cảnh giác của người dân vẫn rất cao. Nhiều địa phương không đạt tiến độ tiêm mũi 3, mũi 4 như yêu cầu và xuất hiện tình trạng do dự, né tránh việc tiêm vaccine. Do đó, tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 ở người từ 18 tuổi trở lên mới đạt khoảng 67% và 31%.

Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất, có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh. Vaccine tốt nhất là vaccine được nhắc lại bổ sung kịp thời nhất", bà Hương nhấn mạnh.

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 15

Bên cạnh Covid-19, nhiều dịch bệnh nguy hiểm như: tay chân miệng, cúm A, sốt xuất huyết cũng đang "leo thang" ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về nguy cơ "dịch chồng dịch" nếu người dân chủ quan trước dịch bệnh.

BS Nguyễn Thu Hường chia sẻ: "Hiện tại chúng tôi dành toàn bộ tầng 9 để điều trị các bệnh truyền nhiễm như: Covid-19, cúm, sốt xuất huyết... Các dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp và nếu cùng lúc "bùng nổ" sẽ là thách thức lớn đối với lực lượng điều trị".

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 17

Bên cạnh đó, tại các cơ sở y tế cũng ghi nhận tình trạng bệnh nhân đồng nhiễm Covid-19 và bệnh lý khác, khiến tình trạng trở nặng nhanh, gây khó khăn trong điều trị.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn vừa qua đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 35 tuổi vào viện trong tình trạng sốt rất cao kèm co giật. Sau khi xét nghiệm sàng lọc đã cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Đáng chú ý, tiến hành tầm soát thêm các bác sĩ còn phát hiện bệnh nhân bị sốt xuất huyết.

"Sốt xuất huyết và Covid-19 đều là bệnh do virus gây ra nên các triệu chứng được chồng lấp khiến bệnh tăng nặng. Do đó, với những bệnh nhân sốt xuất huyết trên nền mắc Covid-19 thì bệnh thường tiến triển nặng hơn, sốt cao hơn, tình trạng mệt mỏi hơn và kéo dài thời gian điều trị, so với các ca mắc Covid-19 thông thường", BS Hường nhấn mạnh.

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 19

Để bảo vệ bản thân cũng như ngăn nguy cơ "dịch chồng dịch", các chuyên gia khuyến cáo mỗi người dân nên tiếp tục duy trì những giải pháp tối thiểu như V2K (tiêm vaccine, khử khuẩn, mang khẩu trang) mà Bộ Y tế vừa công bố thay cho biện pháp 5K như trước đây.

PGS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ, các nghiên cứu tại Mỹ, Anh hay Israel cho thấy, việc tiêm vaccine mũi 4 đặc biệt có lợi cho người già, có bệnh nền, nguy cơ cao vì làm giảm nguy cơ nặng và tử vong. Ở người trẻ, tiêm thêm vaccine sẽ giúp kháng thể bền vững, khiến nguy cơ nhiễm bệnh ít đi. Và khi không nhiễm bệnh sẽ loại trừ được các tình trạng của hậu Covid-19.

Sóng ngầm Covid-19 tại Hà Nội: Nhiều người tái nhiễm, ca nặng gia tăng - 21

Do đó, người dân nên đảm bảo tiêm chủng đủ mũi nhắc lại, theo kế hoạch tiêm chủng của địa phương. Việc tiêm mũi nhắc lại đặc biệt quan trọng với những người thuộc diện nguy cơ chuyển biến nặng cao khi mắc Covid-19 như người già, người có bệnh nền…

Về vấn đề này, BS Hường khuyến cáo thêm: "Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi khuyến cáo người dân cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế ra những nơi đông người. Đặc biệt, những người yếu thế (người già, người có bệnh nền…) càng cần phải chú ý bảo vệ sức khỏe".

Link nội dung: https://vietnamindex.vn/song-ngam-covid-19-tai-ha-noi-nhieu-nguoi-tai-nhiem-ca-nang-gia-tang-a156300.html