hời điểm này, các bản đồ thời tiết châu Âu gần như đỏ rực. Giới khoa học nhận định biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây sóng nhiệt cực đoan và dự đoán các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng hay hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Theo đó nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo nhiều cách như gây kiệt sức, với các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, run, khát nước.
Nhiều nước châu Âu đang trải qua nắng nóng thiêu đốt.
Người dân và du khách ở châu Âu được khuyên uống nhiều nước, ăn đủ để tránh kiệt sức do sốc nhiệt. Nếu có thể, du khách nên tránh đến một số điểm du lịch nóng kỷ lục ở châu Âu thời điểm này.
Giữa tháng 7, các nước Nam Âu và Tây Âu phải hứng chịu đợt sóng nhiệt tồi tệ chưa từng có. Hôm 15/7, thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) ghi nhận nhiệt độ lên đến 49 độ C.
Nước Anh cũng đang trải qua mùa hè nóng kỷ lục, các bãi biển tại xứ sở sương mù thường xuyên chật kín du khách tới nghỉ mát, tờ New York Times đưa tin. Bãi biển Margate (Anh) hôm 16/7 được lấp kín bởi du khách.
Các bãi biển khác như Fistral, Gyllyngvase hay Penzance cũng ghi nhận lượng khách đông đúc vào những ngày cuối tuần. Trong tuần này, mức nhiệt tại Anh được cảnh báo có thể lên đến 40 độ C. Do đó, du khách tranh thủ kéo đến các bãi biển vào cuối tuần vừa qua trước khi nhiệt độ tăng cao.
Người dân Pháp đã trải qua nhiều ngày nhiệt độ như thiêu đốt trong đợt nắng nóng bắt đầu vào tuần trước. Tuy nhiên, Météo France dự đoán nhiệt độ sẽ còn leo cao hơn trong tuần này.
Nhiệt độ khắc nghiệt gây ra cháy rừng ở miền Nam và dự kiến còn quét qua miền Bắc nước này, đặc biệt là dọc theo khu vực bờ Đại Tây Dương.
Một khu vực dài 9 km và rộng 8 km vẫn bốc cháy gần Dune of Pilat - cồn cát cao nhất châu Âu. Đám cháy biến cảnh quan đẹp như tranh vẽ, các khu cắm trại nổi tiếng, bãi biển hoang sơ nơi đây thành một đống hỗn độn.
Marc Vermeulen, người đứng đầu cơ quan cứu hỏa địa phương, cho biết ngọn lửa thổi tung mọi thứ. Những thân cây thông 40 năm tuổi đang cháy dữ dội.
Riêng ở Paris, theo Accuweather, nhiệt độ ngày 19/7 là 40 độ C. Tuy nhiên, từ 20/7, nhiệt độ giảm xuống còn 26-30 độ C, thỉnh thoảng có mưa rào hoặc mưa giông.
Mùa hè cực đoan cũng ảnh hưởng đến sông băng ở Thụy Sĩ. Sông băng Rhône ở Thụy Sĩ được phủ trong chăn để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Những tuần qua, khu vực Tây Âu đã trải qua trận sóng nhiệt thứ 2.
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân của mùa hè khắc nghiệt năm nay, đồng thời dự đoán những hình thái thời tiết cực đoan sẽ tiếp tục xảy ra thường xuyên hơn, tồi tệ hơn.
Khi thời tiết quá nắng nóng, nhiệt độ môi trường cao làm cơ thể tiết mồ hôi để giải nhiệt. Nhưng độ ẩm không khí cao trong mùa hè làm cho mồ hôi khó bay hơi, cơ thể chưa giải nhiệt tốt, thậm chí còn phải nhận thêm nhiệt từ môi trường xung quanh, nên lại tiết nhiều mồ hôi nữa.
Điều này dễ xảy ra khi hoạt động thể thao ngoài trời dưới nắng nóng trong thời gian dàiRa nhiều mồ hôi sẽ làm cho cơ thể mất nhiều nước và các chất điện giải.
Nếu không được bù đắp đủ nước và chất điện giải, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng kiệt sức vì nóng với các triệu chứng sau:ra nhiều mồ hôi, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, da tái nhợt, buồn nôn, chuột rút tay chân, nhịp thở và nhịp tim nhanh.
Du khách nên chuẩn bị kỹ phương pháp chống nắng, nóng hiệu quả nếu có kế hoạch du lịch ở khu vực này.
Bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa kiệt sức vì nóng và các bệnh khác liên quan đến nhiệt. Khi nhiệt độ tăng cao:
- Mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng
- Bảo vệ da khỏi bị cháy nắng: đội nón rộng vành, che chắn tránh da tiếp xúc trực tiếp ánh nắng nhưng cũng cần thông thoáng để cơ thể giải nhiệt và đeo kính mát, đồng thời sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF > 15. Thoa kem chống nắng 15 -30 phút trước khi ra ngoài. Bôi kem chống nắng nhiều và bôi lại sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc ra mồ hôi.
- Nếu đang sử dụng thuốc chống côn trùng, hãy thoa kem chống nắng trước
- Uống nhiều nước hơn bình thường. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.
Lưu ý, tia UV trong ánh nắng có thể xuyên qua nhiều hơn nếu vải càng mỏng hoặc bị ướt, và khả năng bảo vệ cũng giảm đi.
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/nhung-luu-y-khi-du-lich-chao-lua-chau-au-a158058.html