Cách phân biệt cúm A và Covid-19

Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bùng phát dịch cúm, đặc biệt là cúm A bất thường. Bên cạnh đó hiện nay dịch COVID-19 cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại. Vì vậy người dân dễ nhầm lẫn triệu chứng cúm A và Covid-19.

Trên thực tế, Covid-19 và cúm A đều là bệnh do virus gây ra và có triệu chứng tương tự, dễ gây nhầm lẫn. Các bác sĩ khẳng định, không thể phân biệt cúm A và Covid-19 hay các bệnh hô hấp khác nếu chỉ dựa trên dấu hiệu. Để xác định, phải căn cứ trên kết quả xét nghiệm. Việc thực hiện test nhanh Covid-19 hay cúm A hiện nay khá đơn giản. 

Lây truyền:

Covid-19 và cúm A có thể lây truyền qua tiếp xúc gần. Bệnh lây lan chủ yếu bởi các giọt bắn có chứa virus văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những hạt này có thể rơi vào miệng hoặc mũi người đừng gần, hoặc dính trên bề mặt đồ vật, lây nhiễm khi tiếp xúc.

cum a

 

Thời gian ủ bệnh

Cúm A: Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày. 

Covid-19: Ủ bệnh từ 2-14 ngày tùy từng trường hợp. 

Triệu chứng: Cúm A và Covid-19 đều có dấu hiệu sốt, ho, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, viêm họng, nghẹt mũi… Thông thường, cúm A sốt cao trên 38,5 độ C còn Covid-19 sốt nhẹ hơn. 

Tuy nhiên, Covid-19 có dấu hiệu khác biệt là hụt hơi, khó thở, mất vị giác, khứu giác. Sau này, với sự xuất hiện các biến chủng mới, triệu chứng mất vị giác và khứu giác cũng giảm đi, không rõ nét như khi biến chủng Delta gây bệnh.  

Đối tượng nguy cơ

Phần lớn các trường hợp mắc Covid-19 và cúm A thường hồi phục sau một tuần mà không cần nhập viện.

Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ bệnh nhân có thể diễn tiến nặng, dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp, suy tạng, thậm chí tử vong. Theo đó, người thuộc nhóm nguy cơ gồm: người lớn tuổi, người mắc các bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, trẻ béo phì, thừa cân.

Các biến chứng của COVID-19 và bệnh cúm bao gồm: viêm phổi, suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, tổn thương tim (ví dụ: đau tim và đột quỵ), suy đa tạng (suy hô hấp, suy thận, sốc); tình trạng bệnh mãn tính trở nên nặng hơn (liên quan đến phổi, tim, hệ thần kinh hoặc bệnh tiểu đường); viêm tim, não hoặc các mô cơ; nhiễm trùng thứ phát.

So với bệnh cúm, COVID-19 có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người, thậm chí dẫn đến nhập viện và tử vong ngay cả ở những người khỏe mạnh. Một số người nhiễm COVID-19 sau khi xuất viện vẫn có thể có một số vấn đề sức khỏe hậu COVID hoặc hội chứng viêm đa hệ thống.

Theo lý thuyết, một người có thể bị cúm, cũng như các bệnh đường hô hấp khác và COVID-19 cùng một lúc. Tuy nhiên, sự hiện diện của SARS-CoV-2 cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn chặn các ca bệnh cúm, bởi vì thường chỉ có một loại virus đường hô hấp chiếm ưu thế trong một quần thể tại một thời điểm nhất định. Nghĩa là loại virus này có xu hướng ngăn cản loại virus kia. Các chuyên gia y tế vẫn đang nghiên cứu về vấn đề này.

Link nội dung: https://vietnamindex.vn/cach-phan-biet-cum-a-va-covid-19-a159045.html