Có rất nhiều người trồng hoa,
Trồng cây cảnh phải chăm sóc thường xuyên để cây khỏe mạnh mới tốt cho gia đình
Những cây cảnh ốm yếu, sinh bệnh, có sâu bọ nếu không được xử lý đúng cách không chỉ bất lợi cho phong thủy trong gia đình mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của bạn và các thành viên trong nhà.
Ngoài ra, khi trồng cây cảnh trong nhà, có hai vị trí mà nhiều người thích đặt cây cảnh, tuy nhiên việc đặt cây cảnh ở chỗ này lại bất lợi cho gia đình. Hãy xem đó là vị trí nào nhé! Nếu bạn có cây cảnh ở vị trí này thì tốt nhất bạn nên di chuyển nó ra chỗ khác.
2 vị trí trong nhà không nên đặt cây cảnh
1. Cửa ra vào
Mỗi khi bước vào cửa chắc chắn sẽ khiến mọi người cảm thấy thoải mái khi nhìn thấy có nhiều cây cảnh xanh mướt hoặc hoa tươi rực rỡ đón chào mình.
Tuy nhiên, đây là vị trí không có lợi cho sự phát triển của cây cảnh mà còn ảnh hưởng đến sự thông thoáng của ngôi nhà, không tốt cho bản thân và gia đình.
Do đó, dù có thích đến đâu cũng không nên đặt hoa và cây ở nơi này.
2. Tiếp giáp giữa ban công và phòng khách
Đây là vị trí không thích hợp đặt hoa và cây cảnh vì nó cản trở ánh sáng vào nhà, làm giảm sự thông thoáng trong gia đình.
Đặc biệt khi cây cảnh tương đối lớn thì việc đặt chúng ngăn cách giữa phòng khách và ban công càng ảnh hưởng đến việc thông gió, chiếu sáng và gây bất tiện khi chúng ta dọn dẹp cửa sổ hay ban công.
Hơn nữa, cây cảnh ở vị trí này sẽ có khả năng tích tụ lượng bụi lớn trên lá, gây hại cho môi trường gia đình .
Vì vậy, các bạn muốn trồng cây cảnh phải lưu ý, không nên đặt hoa và cây ở nơi này.
Gợi ý: Đối với sân vườn gia đình, tốt nhất nên phân tán trồng các loại hoa, cây cảnh để tránh trường hợp cây cảnh làm tổn hại đến nguồn sáng và sự thông gió trong nhà, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Tất nhiên, nếu bạn có nhiều cây cảnh hơn, bạn có thể quy hoạch một vị trí đặc biệt trên ban công để đặt cây và quản lý cây cảnh ập trung, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến bản thân và gia đình.
Ngoài ra, để trồng cây cảnh trong nhà, bạn cũng cần nắm vững một số kỹ năng nhỏ nhất định để cây không trở thành “nguồn gốc” gây hại cho môi trường trong nhà.
Một số lưu ý khi chăm sóc cây cảnh trong nhà
1. Trồng cây cảnh không được lười
Khi trồng cây cảnh vào chậu cần có sự chăm sóc thường xuyên, bạn muốn cây phát triển khỏe mạnh lâu dài thì không thể cứ "thả rông" rồi hy vọng cây tự tươi tốt được.
Mỗi cây cảnh cũng có sở thích khác nhau nên dù trồng "cây lười" bạn vẫn cần quan sát, chăm sóc, điều chỉnh chế độ bảo dưỡng trong giai đoạn đầu. Đồng thời tìm hiểu quy luật và nhu cầu của loài cây cảnh mà bạn trồng để đáp ứng, giúp chúng thích nghi và phát triển tốt.
Các việc chăm sóc đơn giản như tưới nước, bón thúc, chọn vị trí, vệ sinh, diệt sâu bệnh... là việc cần làm thường xuyên.
Những chi tiết nhỏ này tưởng chừng như không đáng kể nhưng lại có tác động rất lớn đối với cây cảnh. Do đó, nếu bạn đã muốn trồng cây cảnh thì đừng quá lười nhé.
Hơn nữa, dù là cây dễ nuôi và người bán cây khăng khăng nói với bạn rằng cây cảnh sẽ sống tốt thì bạn vẫn cần quan sát lâu dài để tìm ra cách nuôi dưỡng phù hợp nhất cho cây cảnh.
Vì vậy, khi trồng cây cảnh tại nhà bạn phải kiên trì và nhẫn nại, nếu không thì bạn nên thường xuyên nhờ chuyên gia bảo dưỡng chúng.
2. Làm đẹp cho cây cảnh thường xuyên
Cây cảnh vàng lá hay mọc nhánh, vươn dài, lá vàng... đều là hiện tượng bình thường, do các yếu tố bên ngoài tác động vào.
Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cảnh quan của cây cảnh ở một mức độ nhất định, trong khi mục đích của việc bạn trồng cây cảnh chính là để làm cảnh, làm đẹp, dưỡng mắt...
Vì vậy, trong giai đoạn trồng cây cảnh trong nhà, nếu thấy cây có hiện tượng vàng lá, mọc chân ... thì cần phải chăm sóc kịp thời, cắt tỉa hoặc tăng tần suất tưới nước, bón thúc một cách hợp lý theo nhu cầu của cây cảnh.
Có như vậy mới có thể bảo vệ sự phát triển khỏe mạnh của cây cảnh, giúp cây cảnh có giá trị làm cảnh cao, tô điểm cho môi trường gia đình.
3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây cảnh
Hầu hết các loại côn trùng có vảy, nhện đỏ, thối đen,… là do thông gió kém và việc bón thêm phân hữu cơ làm phát sinh.
Dù là ở cơ quan hay gia đình, nếu phòng thường xuyên đóng kín, thông gió kém, ít ánh sáng thì sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh, nấm mốc, côn trùng cho cây cảnh.
Các loại nấm mốc, côn trùng sẽ gây hại cho cả cây cảnh lẫn con người. Vì thế bạn cần đảm bảo diệt côn trùng, sâu bệnh cho cây cảnh.
Phòng trừ sâu bệnh trước là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho con người và cây cảnh. Đặc biệt trong quá trình trồng cây cảnh trong nhà, khi có điều kiện, chúng ta nên thường xuyên mở cửa sổ cho thoáng gió.
Nếu có thể cũng nên di chuyển cây cảnh ra ngoài trời cho thoáng gió, để cây ít bị bệnh và sinh trưởng tốt hơn và chủ nhân của chúng cũng có lợi.
Những cây cảnh tươi tốt, quang hợp tốt sẽ liên tục thải oxy, nhận cacbonic, làm trong lành môi trường, giúp chúng ta có bầu không khí sạch sẽ, tươi mát hơn.
Bạn nên chuẩn bị carbendazim hoặc các loại thuốc thông thường để phòng ngừa nấm mốc, sâu bệnh cho cây cảnh.
Tóm lại, những người thích trồng hoa, cây cảnh đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng cách chăm sóc các cây cảnh thật khỏe mạnh nhé.
(Theo Sina)
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/hai-vi-tri-dat-cay-canh-tuong-la-dep-nhung-lai-khong-tot-cho-gia-dinh-a162356.html