“Chủ” đứng sau dự án 1,5 tỷ USD Stavian Quảng Yên: 1 đồng vốn… 28,8 đồng nợ

Không trực tiếp là chủ đầu tư nhưng những cái tên đứng sau dự án 1,5 tỷ USD Stavian Quảng Yên ở Quảng Ninh có bức tranh tài chính bết bát. Nếu Gas Venus trong tình cảnh 1 đồng vốn 28,8 đồng nợ thì tại Stavian Hoá Chất, nợ đạt hơn nửa tỷ đô, chiếm tới 84,1% nguồn vốn.

Vừa qua, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh năm 2022, Công ty Cổ phần Hóa dầu Stavian Quảng Yên, UBND tỉnh Quảng Ninh và Công ty Cổ phần Khu công Nghiệp Bắc Tiền Phong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, chính thức khởi động Dự án nhà máy hóa dầu Stavian Quảng Yên. 

Dự án nhà máy hóa dầu Stavian Quảng Yên có tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD, được xây được xây dựng trên diện tích 30ha, tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (tỉnh Quảng Ninh).

le-ky-ket-ban-ghi-nho-va-trao-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu-giua-stavian-quang-yen-petrochemical-va-cong-ty-co-phan-khu-cong-nghiep-bac-tien-phong-1660614866.jpg
Lễ ký kết bản ghi nhớ và trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giữa Stavian Quảng Yên Petrochemical và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong.

Công ty Cổ phần Hoá dầu Stavian Quảng Yên (Stavian Quảng Yên) thành lập ngày 30/9/2021 tại Quảng Ninh với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật công ty là ông Nguyễn Đức Hà. 

Cơ cấu cổ đông của Stavian Quảng Yên bao gồm: Công ty cổ phần Stavian Hoá Chất (sở hữu 49% vốn điều lệ Stavian Quảng Yên), Công ty cổ phần Cảng Hàng lỏng Yên Hưng (sở hữu 39% vốn) và ông Nguyễn Hồng Hiệp (sở hữu 10% vốn).

Gas Venus: 1 đồng vốn 28,8 đồng nợ

Với việc sở hữu 10% vốn Stavian Quảng Yên, ông Nguyễn Hoàng Hiệp là cổ đông nhỏ nhất tại công ty này. Thế nhưng, không phải ai cũng biết ông Hiệp là người có thế lực lớn trong làng “năng lượng”. Tên tuổi của ông gắn liền với Gas Venus. 

Ông Nguyễn Hồng Hiệp (Sinh năm 1973) là nhà sáng lập Công ty TNHH Gas Venus (tiền thân là Công ty TNHH MTV Gas Venus). Công ty này sở hữu nhãn hiệu Gas Venus nổi tiếng. Năm 2021 ông đã thoái vốn khỏi “đứa con tinh thần” nhưng hiện tại nhắc đến Gas Venus, người ta vẫn nhớ đến đại gia chơi siêu xe khét tiếng “Hiệp Gas”.

Năm 2021, khi mà ông Nguyễn Hoàng Hiệp vẫn là lãnh đạo của Gas Venus, công ty ghi nhận doanh thu tăng mạnh từ 3.641 tỷ đồng lên 4.215 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế đạt 44,9 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với con số thua lỗ 99 tỷ đồng của năm 2020.

Con số lợi nhuận sau thuế 44,9 quá khiêm tốn để bù đắp cho khoảng thời gian dài ngập trong thua lỗ trước đó của Gas Venus. Kể từ 2016 đến 2019, Gas Venus lần lượt gánh các khoản lỗ lên tới 9,1 tỷ đồng (năm 2016), 19,2 tỷ đồng (năm 2017), 158 tỷ đồng (năm 2018) và 57,4 tỷ đồng (năm 2019).

Thua lỗ quá dài và quá lớn nên tới ngày 31/12/2021, Gas Venus gánh lỗ luỹ kế lên đến 212 tỷ đồng. Vì thế, vốn góp chủ sở hữu 290 tỷ đồng đã “bốc hơi” mạnh khiến vốn chủ sở hữu công ty chỉ còn 78 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty còn âm nặng dòng tiền. Vào hồi cuối năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Gas Venus là âm 103 tỷ đồng dù cuối năm ngoái đạt 590 tỷ đồng.

Thua lỗ triền miên, “ăn” cả vào vốn chưa phải vấn đề lớn nhất của Gas Venus. Gas Venus đang trong tình trạng nợ nần chồng chất.

Tại ngày 31/12/2021, nợ phải trả của công ty đạt 2.244 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 1.941 tỷ đồng của 1 năm trước đó. Nợ phải trả cao gấp 28,8 lần vốn chủ sở hữu và chiếm tới 96,6% tổng nguồn vốn công ty.

Năm 2020, tình trạng nợ nần còn “căng” hơn rất nhiều. Tại thời điểm cuối năm 2020, nợ phải trả tại Gas Venus lên đến gần 1.982 tỷ đồng, cao gấp 56,3 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 98,3% tổng nguồn vốn. 

Stavian Hoá Chất: Nợ hơn nửa tỷ đô, chiếm 84,1% nguồn vốn

Công ty cổ phần Stavian Hoá Chất có tiền thân là Nhựa Opec là cổ đông lớn nhất của Stavian Quảng Yên. Công ty thành lập năm 2009 với người đại diện là đại gia Đinh Đức Thắng. Trước khi đổi tên từ Nhựa Opec thành Stavian Hoá Chất, công ty này đã dính rất nhiều lùm xùm.

Không “siêu chúa Chổm” như Gas Venus nhưng Stavian Hoá Chất cũng trong tình cảnh nợ ngập đầu. Tại ngày 31/12/2021, nợ phải trả tại Stavian Hoá Chất lên tới 12.496 tỷ đồng (hơn nửa tỷ USD), tăng 4.618 tỷ đồng, tương đương 50% so với năm trước đó.

Nợ phải trả của Stavian Hoá Chất cao gấp 5,3 lần vốn chủ sở hữu và chiếm tới 84,1% tổng nguồn vốn. 

Năm 2021, Stavian Hoá Chất ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến, tăng từ 39,7 tỷ đồng lên 516 tỷ đồng nhưng công ty lại rơi vào tình cảnh âm nặng dòng tiền. Hồi cuối năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Stavian Hoá Chất là âm 2.087 tỷ đồng dù 1 năm trước đó đạt 2.246 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là âm 

Link nội dung: https://vietnamindex.vn/chu-dung-sau-du-an-15-ty-usd-stavian-quang-yen-1-dong-von-288-dong-no-a165411.html