Cụ thể, với hơn 3,77 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Ngân hàng MBBank mới đây dự kiến phát hành thêm 755,6 triệu cổ phiếu mới, ngân hàng tăng vốn điều lệ từ hơn 37.700 tỷ đồng hiện tại lên trên 45.339 tỷ đồng. Qua đó trở thành ngân hàng niêm yết lớn thứ 4 sau BIDV, VietinBank và Vietcombank.
Ngân hàng HDBank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 5.030 tỷ đồng, nâng số vốn điều lệ lên 25.503 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Kienlongbank được cho phép tăng vốn điều lệ tối đa thêm hơn 578 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Sau khi hoàn tất các thủ tục tăng vốn theo quy định của pháp luật, mức vốn điều lệ của nhà băng này từ 3.652,8 tỷ đồng sẽ tăng lên 4.231,2 tỷ đồng.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã thông qua chốt danh sách cổ đông vào ngày 3/6 để chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%. Hiện ACB có 2,7 tỷ cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần phát hành mới hơn 675 triệu đơn vị. Sau khi trả cổ tức vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng.
Ngoài ra, hàng loạt ngân hàng như Techcombank, Vietcapital Bank, SeABank, OCB… đều được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ. Việc các ngân hàng tăng vốn mãnh mẽ diễn ra trong bối cảnh sau khi đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” được công bố.
Đề án này nêu rõ, đến năm 2025, nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng. Còn nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ - trung bình và ngân hàng thương mại có vốn nước ngoài, vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng.
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/diem-nha-bang-dong-loat-tang-von-khung-a170822.html