Vinachem, VNR, Vinacafe, Tổng công ty 15, Saigontourist thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng

Năm 2021 có 138/673 doanh nghiệp nhà nước lỗ lũy kế với số tiền 50.125 tỷ đồng trong đó nhiều tập đoàn, tổng công ty thua lỗ lớn như Vinachem, VRN, Vinacafe, Tổng công ty 15, Saigontourist.

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2021.

Theo báo cáo Chính phủ, tính đến hết năm 2021 có 673 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong đó 476 DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 197 DN do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Báo cáo cho thấy tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2021 của các DNNN so với năm 2020 tương đối khả quan. Cụ thể, tổng tài sản của các DNNN là 3.648.006 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2020. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 33% tổng tài sản. Trong đó khối các Tập đoàn, Tổng công ty (TĐ, TCT), Công ty mẹ - con có tổng tài sản là 3.353.089 tỷ đồng, chiếm 92% tổng tài sản của các DNNN.

vina-2108-1665734660.jpg
 

Vốn chủ sở hữu là 1.755.868 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2020. Trong đó, khối các TĐ, TCT, Công ty mẹ - con là 1.575.520 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2020, chiếm 90% tổng vốn chủ sở hữu của các DNNN.

Tổng giá trị vốn nhà nước đang đầu tư tại các DNNN là 1.664.837 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2020. Trong đó, DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 1.508.768 tỷ đồng và DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là 156.069 tỷ đồng.

Trong năm 2021 DNNN có tổng doanh thu đạt 2.043.534 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2020. Trong đó, khối các TĐ, TCT, Công ty mẹ - con là 1.894.769 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2020, chiếm 93% tổng doanh thu của các DNNN.

Lãi phát sinh trước thuế đạt 198.673 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020. Trong đó, khối các TĐ, TCT, Công ty mẹ - con là 184.647 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2020, chiếm 93% tổng lãi phát sinh trước thuế của các DNNN.

Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân chung là 11% (năm 2020 là 9%); Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản bình quân chung là 5% (năm 2020 là 4%).

Trong đó có 58/673 (chiếm 9% tổng số DNNN) có lỗ phát sinh với tổng số lỗ phát sinh là 15.786 tỷ đồng.

Một số TĐ, TCT, Công ty mẹ có lỗ phát sinh lớn như Công ty TNHH MTV Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh lỗ phát sinh 771 tỷ đồng; TCT Đường sắt Việt Nam lỗ phát sinh 518 tỷ đồng; TCT Du lịch Sài Gòn lỗ phát sinh 488 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV 622-BQP lỗ phát sinh 50 tỷ; TCT Đầu tư và XNK Cao Bằng lỗ phát sinh 2 tỷ đồng;

Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM lỗ phát sinh là 1.592 tỷ đồng do trong năm 2021 đã trích lập dự phòng rủi ro cho vay dẫn đến chi phí tăng mạnh; Công ty mẹ - TCT Đường sắt Việt Nam lỗ phát sinh 565 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Du lịch Sài Gòn lỗ phát sinh 179 tỷ đồng; Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV 622 lỗ phát sinh 33 tỷ đồng.

Có 138/673 (chiếm 21% tổng số DNNN) còn lỗ lũy kế với tổng số lỗ lũy kế là 50.125 tỷ đồng trong đó theo báo cáo hợp nhất TĐ Hóa chất Việt Nam lỗ 3.038 tỷ đồng; TCT Đường sắt Việt Nam lỗ 1.976 tỷ đồng; TCT Cà phê Việt Nam lỗ 857 tỷ đồng; TCT 15 lỗ 548 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV 622 – Bộ Quốc phòng lỗ 77 tỷ đồng; TCT Du lịch Hà Nội lỗ 69 tỷ đồng; TCT xây dựng Trường Sơn lỗ 61 tỷ đồng; TCT Công nghiệp SG lỗ 31 tỷ đồng; TCT Thái Sơn lỗ 27,6 tỷ đồng; TCT Đầu tư phát triển nhà và đô thị - BQP lỗ 8 tỷ đồng;...

Một số công ty mẹ lỗ lũy kế lớn như TĐ Hóa chất Việt Nam (2.612,7 tỷ đồng); TCT Đường sắt Việt Nam (1.822 tỷ đồng); TCT Cà phê Việt Nam (453 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (426 tỷ đồng); TCT 15 (156 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV 622 – BQP (54 tỷ đồng); Tổng công ty Đầu tư và XNK Cao Bằng (3,3 tỷ đồng);...

Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) là 316.778 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2020, chủ yếu thu từ hoạt động kinh doanh nội địa (chiếm 74% tổng số phát sinh phải nộp NSNN). Trong đó, khối các TĐ, TCT, Công ty mẹ - con là 282.273 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020, chiếm 89% tổng số phát sinh phải nộp NSNN.

Tổng nợ phải trả của DNNN tính đến hết năm 2021 là 1.865.839 tỷ đồng, giảm 0,43% so với năm 2020. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 52% tổng số nợ phải trả của các DNNN.

Theo Chính phủ hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu trung bình của các DNNN là 1,06 lần, cho thấy các DNNN ít phụ thuộc vào nợ vay để tài trợ cho hoạt động.

Các khoản phải thu là 480.532 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2020. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 46.269 tỷ đồng, chiếm 10% tổng số các khoản phải thu và các DNNN đã trích lập dự phòng được 33.045 tỷ đồng.

Đáng chú ý, một số TĐ, TCT có số nợ phải thu khó đòi lớn. Nợ phải thu khó đòi theo báo cáo hợp nhất: TĐ Dầu khí VN (19.404 tỷ đồng); TĐ CN Viễn thông quân đội (8.311 tỷ đồng); TCT Lương thực miền Bắc (714 tỷ đồng); TĐ Bưu chính viễn thông VN (622 tỷ đồng); TCT Cà phê VN (512 tỷ đồng); TCT Thương mại Sài Gòn (474 tỷ đồng); TCT Viễn thông Mobifone (421 tỷ đồng); TĐ Điện lực VN (369 tỷ đồng);...

Nợ phải thu khó đòi theo báo cáo của Công ty mẹ: TĐ Dầu khí VN (14.427 tỷ đồng); TĐ Hóa chất VN (11.151 tỷ đồng); TĐ CN Viễn thông quân đội (940 tỷ đồng); TCT Viễn thông Mobifone (420 tỷ đồng); TCT Cà phê VN (397 tỷ đồng);…

Link nội dung: https://vietnamindex.vn/vinachem-vnr-vinacafe-tong-cong-ty-15-saigontourist-thua-lo-hang-nghin-ty-dong-a182092.html