Hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng còn hạn hẹp là một trong những lý do khiến các ngân hàng (NH) chần chừ tăng thêm lãi suất huy động.
Dự kiến phải hơn hai tháng nữa khi kết thúc năm 2022 các ngân hàng mới được cấp room tín dụng mới.
Mức lãi suất 9,5%/năm không còn tồn tại
Sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng trần lãi suất tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng thêm 1%, lên 6%/năm, ngày 25-10 các ngân hàng vẫn chưa công bố biểu lãi suất mới, ngay cả những ngân hàng vốn duy trì mức lãi suất huy động cao so với mặt bằng chung.
Ngân hàng số Cake by VPBank trước đó từng đưa ra mức lãi suất huy động lên tới 9,5%/năm, áp dụng với khoản tiền gửi kỳ hạn 36 tháng và số tiền gửi tối thiểu 300 triệu đồng.
Nhưng đến 19-10, Cake đã giảm mức lãi suất cao nhất xuống còn 8,8%/năm với cùng kỳ hạn và số tiền gửi. Ở kỳ hạn 6 tháng với số tiền dưới 50 triệu đồng, lãi suất là 8,2%/năm vẫn được giữ nguyên.
Đến cuối ngày 25-10, một số ngân hàng mới công bố biểu lãi suất huy động mới. Sacombank tăng mạnh lãi suất kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng từ 4,1-4,6%/năm lên 5,6-6%/năm. Kỳ hạn 5 tháng lãnh lãi cuối kỳ tăng lên mức kịch trần 6%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6-11 tháng cũng tăng từ mức 5,8-6,3%/năm lên 7-7,25%/năm với kênh quầy…
Một loạt NH khác như BacABank, NCB, SeaBank, VIB cũng đưa ra biểu lãi suất huy động mới, trong đó tăng mạnh lãi suất tiền gửi với kỳ hạn dưới 6 tháng.
Còn tại bốn NH thương mại cổ phần trong nhóm big4 là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank công bố lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng quanh mức 6-6,4%/năm. Và kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng quanh mức 4-4,5%/năm.
Vì hết room
Trao đổi với Tuổi Trẻ, tổng giám đốc một NH cổ phần tại TP.HCM cho biết sở dĩ các ngân hàng chưa vội tăng lãi suất huy động là vì lãi suất hiện đã cao rồi. Thanh khoản tại ngân hàng cũng ổn, nếu tiếp tục đẩy lãi suất huy động lên thì khó gánh nổi chi phí.
"Nếu có chỉnh ngân hàng sẽ chỉ chỉnh lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng cho phù hợp với khung trần mới", vị tổng giám đốc này nói.
Đồng quan điểm, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Hà Nội cho biết ngày 26-10 NH của ông sẽ chỉ tăng lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng lên 6%/năm.
"Room tín dụng năm nay còn rất ít. Không thể tiếp tục tăng lãi suất huy động rồi chờ hai tháng tới mới cho vay ra. Khi có thêm room nhưng lãi suất cho vay cao quá, chắc gì ngân hàng đã cho vay ra được" - vị này nói.
Người gửi tiền có lợi
Đánh giá việc tăng lãi suất điều hành của NH Nhà nước, nhiều chuyên gia cho rằng nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền, giảm sức ép cho tỉ giá hối đoái. Người dân sẽ yên tâm hơn khi giữ tiền đồng.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng, cho rằng mức 8%/năm với kỳ hạn 12 tháng là rất có lợi cho người gửi tiền.
Còn theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, việc tăng lãi suất huy động sẽ giúp các ngân hàng hút được nguồn vốn dồi dào trong dân để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế những tháng cuối năm nay và năm 2023.
Tỉ giá USD tiếp tục lập đỉnh: 24.888 đồng/USD
Ngày 25-10, Ngân hàng Nhà nước công bố tỉ giá trung tâm 23.703 đồng/USD, tăng 3 đồng/USD so với hôm trước. Giá bán USD tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết 24.870 đồng/USD.
Trên thị trường, sáng 25-10 chỉ có Sacombank niêm yết giá bán USD ở mức trần thì đến cuối ngày các NH, gồm cả Vietcombank, VietinBank, BIDV, Sacombank… đều đưa giá bán lên mức kịch trần: 24.888 đồng/USD. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Giá mua vào cũng lên mức cao nhất là 24.750 đồng/USD.
Theo ông Mạc Quốc Anh, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, tỉ giá đồng USD tăng là có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Vì nhà xuất khẩu được trả chủ yếu bằng đồng USD. Nên khi thu đổi ra đồng tiền Việt Nam, mỗi USD có lợi thêm 1.700 đồng so với hồi đầu năm.
Tuy nhiên, cần đánh giá một cách toàn diện, phần lớ
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/can-room-tin-dung-ngan-hang-chan-chu-tang-them-lai-suat-huy-dong-a184996.html