Trong 9 tháng đầu năm, tín dụng của Saigonbank tăng 11% đạt 18.335 tỷ đồng, trong khi huy động vốn chỉ tăng 1,3% với con số 18.338 tỷ đồng. Tính cả các nguồn tiền gửi khác thì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) của Saigonbank mới được kéo về ở mức trần, cho thấy thanh khoản không mấy dồi dào. Tổng tài sản ngân hàng tính tới cuối tháng 9/2022 chi tăng nhẹ 2,8%, đạt 25.307 tỷ đồng.
Do tín dụng tăng mạnh, trong quý III/2022, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 214 tỷ đồng, tăng 47,5%. Lãi thuần từ dịch vụ cũng tăng mạnh gần 90% nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ, đạt 9,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, các mảng kinh doanh khác kém khả quan: lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối chỉ đạt 6,3 tỷ đồng, giảm 57,4%; lãi thuần từ hoạt dộng khác cũng giảm một nửa, chỉ còn 7,1 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí hoạt động lại tăng 42%.
Trong kỳ, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng gần gấp đôi lên 20,8 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế quý 3/2022 chỉ còn 60 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với cùng kỳ.
Sau khi trừ các chi phí và thuế, Saigonbank báo lãi sau thuế quý III/2022 hơn 48 tỷ đồng, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần đạt 663 tỷ đồng, tăng 46,3%; lãi thuần tư dịch vụ gần 30 tỷ đồng, tăng gần 43%. Lãi thần từ kinh doanh ngoại hối giảm nhẹ trong khi lãi thuần hoạt động khác giảm 16,2%.
Đáng chú ý, 9 tháng đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng gần 5 lần đưa tổng lợi nhuận trước thuế về mức 236 tỷ dòng, tăng 21,6% so với cùng kỳ.
Sở dĩ ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro là bởi chất lượng tín dụng có dấu hiệu xấu tăng lên. Tại thời điểm cuối tháng 9/2022, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này chiếm tỷ lệ hơn 2,1%.
Trong đó, nợ nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn giảm xuống 74% xuống mức gần 11 tỷ đồng; nợ nhóm 4 – nợ nghi ngờ đạt mức 127,1 tỷ đồng, tăng 19,2%. Đáng chú ý, nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 64,7% tổng nợ xấu của Saigonbank với mức 253,3 tỷ đồng, tăng 43%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng từ 1,97% hồi đầu năm lên mức 2,13%.
Ngoài khoản nợ xấu nội bảng 391,3 tỷ đồng, Saigonbank hiện còn đang sở hữu khoản nợ tới 624 tỷ đồng tại Công ty TNHH MTV Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín fụng Việt Nam (VAMC). Do đó, Saigonbank phải trích lập cho khoản nợ xấu tại VAMC 434,8 tỷ đồng.
Kết thúc quý 3/2022, lưu chuyển dòng tiền của Saigonbank âm hơn 1.520 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền kinh doanh âm 1.507,2 tỷ đồng chủ yếu do giảm khoản cho vay khách hàng; dòng tiền đầu tư âm 13,4 tỷ đồng do mua sắm tài sản cố định.
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/no-xau-cua-saigonbank-tang-hon-20-loi-nhuan-quy-3-giam-a185306.html