Sau phiên sáng thiếu vắng lực cầu và chỉ nhờ vào nhóm ngân hàng cùng một vài bluechip tăng khá, qua đó, giữ cho VN-Index kết phiên gần 1.035 điểm.
Dù vậy, áp lực bán đã có phần gia tăng trên bảng điện tử khiến số mã giảm tăng nhanh, trong khi đó, sức ép ở nhóm bluechip cũng dần thể hiện rõ với áp lực phân hóa mạnh hơn.
Đáng chú ý là diễn biến tăng, giảm nhanh của một số cổ phiếu lớn như VIC, NVL, PDR, HPG đã khiến VN-Index rung lắc mạnh, có thời điểm đã về dưới tham chiếu khi các mã này giảm sâu và sau đó bật lên ở những phút cuối, cũng chủ yếu do tác động của các mã này khi thu hẹp đột ngột đà giảm, cộng với cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB leo lên mức cao nhất ngày.
Đóng cửa, sàn HOSE có 274 mã tăng và 182 mã giảm, VN-Index tăng 5,81 điểm (+0,57%), lên 1.033,75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 614 triệu đơn vị, giá trị 10.738,7 tỷ đồng, giảm 7% về khối lượng và 6% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 38,1 triệu đơn vị, giá trị 915,6 tỷ đồng.
Nhóm bluechip phân hóa mạnh, với 17 mã tăng, 9 mã giảm và 4 cổ phiếu đứng giá tham chiếu.
Trong đó, về mặt tích cực, nhóm ngân hàng vẫn là điểm tựa chính cho thị trường, với các mã trong VN30 như TPB +5,3% lên 21.800 đồng, VPB +5,2% lên 17.200 đồng STB +4,6% lên 16.900 đồng. Cả 3 cổ phiếu này đều có thời điểm chạm giá trần, khớp lệnh STB có hơn 29,4 triệu đơn vị, VPB khớp 25,6 triệu đơn vị.
Các mã khác với TCB +4,3% lên 25.650 đồng, VIB +2,8% lên 20.150 đồng, VCB +2% lên 75.000 đồng, trong khi ACB, HDB, MBB nhích nhẹ, còn BID và CTG giảm 1,4% và 0,6%.
Một cổ phiếu khác trong nhóm ngân hàng cũng có được mức tăng tốt đáng chú ý là OCB, khi vọt lên mức giá trần +6,8% lên 14.100 đồng, khớp 2,52 triệu đơn vị.
Ngân hàng cũng là nhóm có thanh khoản tốt nhất trong phiên này, ngoài STB, VPB kể trên thì MBB khớp 20,8 triệu đơn vị, SHB khớp 12,8 triệu đơn vị, LPB khớp 9,14 triệu đơn vị, CTG khớp 8,8 triệu đơn vị, TCB khớp 8,6 triệu đơn vị, TPB khớp 5,88 triệu đơn vị.
Như đã đề cập, việc VN-Index trồi sụt chủ yếu bị tác động bởi các mã lớn, với NVL giảm hơn 6%, HPG có thời điểm giảm hơn 5%, PDR giảm gần 4%, VIC giảm hơn 2,5%, nhưng đã được thu hẹp đà giảm ở những phút cuối, với HPG -4,2% xuống 15.000 đồng, PDR chỉ còn -3% xuống 43.400 đồng, còn VIC và NVL thậm chí còn về được tham chiếu.
Ngoài ra, còn phải kể đến VRE, khi là cổ phiếu tăng tốt nhất trong nhóm VN30 và đóng cửa ở sát mức giá trần, +6,7% lên 26.250 đồng. Tăng khá còn có SSI +4% lên 16.950 đồng, VNM +2,2% lên 80.200 đồng, PLX +2,1% lên 29.100 đồng.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc tím xuất hiện tại một số cổ phiếu đáng chú ý ở ngành bất động sản, xây dựng như NBB, HAP, TDH, HDC, TNI và đặc biệt là DIG lên 18.900 đồng, khớp lệnh hơn 17,1 triệu đơn vị.
Ở ngành này, nhiều cổ phiếu tăng tốt còn có SGR, NHA, HAR, SCR, HBC, CII, VPH, với mức tăng từ 3% đến gần 4,5%.
Nhóm cổ phiếu nhạy cảm với thị trường là công ty chứng khoán cũng có một phiên tích cực, ngoài SSI nêu trên thì CTS +6,3% lên 11.850 đồng, BSI +4,4% lên 18.800 đồng, AGR +3,7% lên 7.910 đồng, TVB +3,6% lên 4.300 đồng, các mã VCI, HCM, VIC, VND, TVS cũng tăng nhẹ và chỉ còn FTS, APG, ORS giảm nhẹ và VDS đứng tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu bị bán tháo hôm qua là thép tưởng chừng như đã chững lại đà giảm trong phiên sáng, song với đà giảm của HPG cũng đã ảnh hưởng mạnh đến 2 cổ phiếu khác là NKG -4,8% xuống 12.900 đồng, HSG thu hẹp đà tăng, còn +2,2% lên 11.650 đồng.
Trong đó, HPG là cổ phiếu khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 81,5 triệu đơn vị, mức cao kỷ lục. Trong đó, khối ngoại góp phần không nhỏ khi bán ra hơn 37,68 triệu đơn vị và mua vào hơn 2,87 triệu đơn vị.
Một số cổ phiếu riêng lẻ khác giảm mạnh đáng kể là PVD -5,8% xuống 16.200 đồng, khớp 9,3 triệu đơn vị, DGW -3,3% xuống 59.000 đồng, YEG -3,3% xuống 11.800 đồng...
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng có nhịp giảm về gần tham chiếu ở đầu phiên chiều, trước khi bật lên gần mức đỉnh của ngày và thu hẹp đôi chút đà tăng ở những phút cuối.
Đóng cửa, sàn HNX có 95 mã tăng và 69 mã giảm, HNX-Index tăng 1,93 điểm (+0,92%), lên 212,36 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 53,69 triệu đơn vị, giá trị 721,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 4,17 triệu đơn vị, giá trị 264 tỷ đồng.
Một số cổ phiếu nhỏ đã tăng mạnh, với HHG, KVC, PVL đều đã lên lên mức giá trần.
Cổ phiếu SHS theo đà của nhóm công ty chứng khoán cũng tăng mạnh, chạm giá trần, trước khi đóng cửa còn +6,5% lên 8.200 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 18,1 triệu đơn vị.
Đáng kể khác là CEO +5,2% lên 14.200 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau SHS với 5,41 triệu đơn vị, TNG +4,4% lên 16.500 đồng, HUT +4,2% lên 17.200 đồng.
Các mã giảm có API -7,1% TVC -4,1%, PVC -1,4%, cùng TAR, AMV, BII, DL1 đứng tham chiếu.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index về dưới tham chiếu và giằng co nhẹ ngay dưới vùng giá thấp và bất ngờ tăng điểm ở những phút cuối phiên.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,26%), lên 76,49 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 18,3 triệu đơn vị, giá trị 264 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2,6 triệu đơn vị, giá trị 30,2 tỷ đồng.
Các cổ phiếu thanh khoản tốt giao dịch khá tích cực, ngoài DTE -10%, DDV -1,8%, các mã ABB, VHG, PFL, FTM, CEN, TCI về tham chiếu, thì còn lại đều tăng.
Trong đó, BSR +1,7% lên 17.800 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với 2,9 triệu đơn vị, SBS +4,1% lên 5.100 đồng, khớp 1,24 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều đóng cửa giảm, với VN30F2211 đáo hạn gần nhất để mất 6 điểm, tương đương -0,59% xuống 1.018 điểm, khớp lệnh hơn 472.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 46.600 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, hai cổ phiếu có cơ sở là HPG có khối lượng cao và đột biến.
Cụ thể, CHPG2211 khớp hơn 7,65 triệu đơn vị, giá giảm 12,5% xuống 70 đồng/cq và CHPG2225 khớp 3,76 triệu đơn vị, giá cũng giảm mạnh 12,9% xuống 740 đồng/cq.
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/giao-dich-chung-khoan-phien-chieu-111-hpg-ve-nguong-15000-dong-khop-lenh-ky-luc-a186680.html