Ngoài Đại học Bách Khoa Hà Nội, Việt Nam có bao nhiêu đơn vị giáo dục khác được gọi là Đại học?
Trước khi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội, cả nước chỉ có 5 đại học, gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng.
Nhưng với 5 Đại học này, nhiều chuyên gia cho rằng đây thực chất chỉ là "liên hiệp các trường đại học chuyên ngành".
1. Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là trung tâm trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến.
Đại học Quốc gia Hà Nội hoạt động theo cơ chế tự chủ, làm việc trực tiếp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các hoạt động và sự phát triển của ĐHQGHN.
ĐHQGHN có 9 Trường Đại học thành viên bao gồm:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trường Đại học Ngoại ngữ
Trường Đại học Công nghệ
Trường Đại học Kinh tế
Trường Đại học Giáo dục
Trường Đại học Việt Nhật
Trường Đại học Y Dược
Trường Đại học Luật
Bên cạnh đó, ĐHQGHN cũng có các khoa, trung tâm đào tạo trực thuộc và các viện nghiên cứu khoa học thành viên và trực thuộc khác.
2. Đại học Quốc Gia TPHCM
Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG TPHCM) được Chính phủ thành lập vào năm 1995, là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng giống ĐHQGHN, ĐHQG TPHCM có quy chế tổ chức và hoạt động riêng, gồm nhiều trường, khoa, viện nghiên cứu… Cụ thể, ĐHQG TPHCM có tổng cộng 7 Trường Đại học thành viên, bao gồm:
Trường Đại học Bách khoa TPHCM
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trường Đại học Quốc tế
Trường Đại học Công nghệ Thông tin
Trường Đại học Kinh tế - Luật
Trường Đại học An Giang
Ngoài 7 Trường Đại học thành viên, ĐHQG TPHCM cũng có 1 viện nghiên cứu (Viện Môi trường và Tài nguyên) và 2 khoa trực thuộc (Khoa Y, Khoa Chính trị - Hành chính) và các phân hiệu, đơn vị trực thuộc khác.
3. Đại học Thái Nguyên
Đại học Thái Nguyên (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Thai Nguyen University; viết tắt là TNU) được thành lập vào năm 1994. ĐHTN có mô hình đầy đủ của một đại học vùng, đa cấp, đa ngành bao gồm: các đơn vị quản lý, các đơn vị đào tạo, các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị phục vụ đào tạo.
ĐHTN có tổng cộng 11 đơn vị đào tạo, cụ thể:
Trường Đại học Sư phạm
Trường Đại học Y - Dược
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
Trường Đại học Nông Lâm
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Khoa học
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai
Trường Ngoại ngữ
Khoa Quốc tế
Ngoài ra, ĐHTN cũng có 1 đơn vị nghiên cứu là Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa và 7 đơn vị phục vụ đào tạo khác.
4. Đại học Huế
Đại học Huế (Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Hue University; viết tắt là HU) có tiền thân là Viện Đại học Huế, được thành lập vào năm 1957 và được tổ chức, sắp xếp lại thành Đại học Huế vào năm 1994.
Hiện nay, Đại học Huế bao gồm 9 đơn vị thành viên là:
Trường Đại học Khoa học
Trường Đại học Sư phạm
Trường Đại học Y Dược
Trường Đại học Nông lâm
Trường Đại học Nghệ thuật
Trường Đại học Kinh tế
Trường Đại học Ngoại ngữ
Trường Đại học Luật
Viện Công nghệ Sinh học
Trường Du lịch
Trường Đại học Huế cũng có các khoa trực thuộc khác, phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị, trung tâm, viện đào tạo, nghiên cứu, phục vụ đào tạo và nhà xuất bản.
5. Đại học Đà Nẵng
Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) được thành lập vào năm 1994, nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong những Trường Đại học Vùng trọng điểm Quốc gia, đa lĩnh vực, đa ngành, đa cấp độ quản lý.
Đại học Đà Nẵng bao gồm 6 Trường Đại học thành viên:
Trường ĐH Bách khoa
Trường ĐH Kinh tế
Trường ĐH Sư phạm
Trường ĐH Ngoại ngữ
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật
Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn
Ngoài ra, Đại học Đà Nẵng cũng có 8 đơn vị đào tạo trực thuộc khác là các phân hiệu, khoa, viện đào tạo, nghiên cứu...
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/viet-nam-co-bao-nhieu-don-vi-giao-duc-duoc-goi-la-dai-hoc-a195268.html