Đóng cửa, sàn HoSE có 221 mã tăng và 215 mã giảm, VN-Index tăng 1,28 điểm (+0,12%), lên 1.051,81 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 788,2 triệu đơn vị, giá trị 12.948,33 tỷ đồng, giảm 14,05% về khối lượng và 16,2% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 62,58 triệu đơn vị, giá trị 1.146,83 tỷ đồng.
Ở nhóm cổ phiếu VN30, mặc dù số mã tăng giá gấp 2 lần số mã giảm, nhưng với sắc đỏ tập trung chủ yếu các mã có vốn hóa lớn nên chỉ số VN30-Index chỉ tăng hơn 2 điểm.
VN-Index tăng nhẹ trong phiên 9/12.
Cặp đôi lớn bất động sản là VIC và VHM lần lượt giảm 3% xuống mức thấp nhất ngày 67.800 đồng/CP và giảm 2,3% xuống 54.100 đồng/CP. Ngoài ra, các mã khác như SSI giảm 1,5%, BVH và VNM cùng giảm 1,2%.
Nhóm ngân hàng hạ nhiệt khi đa phần cổ phiếu lớn dao động dưới 1% thị giá. Một số cổ phiếu tăng đáng kể gồm HDB tăng 1,82%, STB tăng 3,23%, ACB tăng 1,77%, TPB tăng 2,27%, EIB tăng kịch trần. Ở chiều ngược lại, SHB giảm 1,85%, MSB giảm 1,11%.
Nhóm chứng khoán phân hóa tăng giảm. CTS tăng kịch trần lên 14.250 đồng/CP; VIX tăng 6% lên vùng giá cao nhất ngày 8.460 đồng/CP và khớp lệnh sôi động, đạt 23,67 triệu đơn vị; APG tăng 5,6% trong khi đó SSI giảm 1,46%, VCI giảm 2,21%, HCM giảm 1,99%, BSI giảm 1,61%.
Điểm nhấn là VJC. Sau khi rung lắc và tạm dừng phiên sáng trong sắc đỏ, lực cầu gia tăng mạnh mẽ đã giúp VJC “bốc đầu” và nhanh chóng chạm trần. Dù không giữ được sắc tím đến hết phiên nhưng VJC vẫn là mã tăng tốt nhất trong rổ VN30 đạt +4,2%, đóng cửa tại mức giá 111.500 đồng/CP.
Cùng đà tăng tốc của VJC, nhóm cổ phiếu ngành hàng không cũng trở thành điểm sáng của thị trường với sự góp mặt của HVN đóng cửa tăng kịch trần, AST tăng 6,75% lên sát trần 53.800 đồng/CP.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dệt may cũng có diễn biến tích cực, cụ thể cặp đôi TCM và GIL cùng đóng cửa tăng kịch trần, GMC tăng 3,64%, STK tăng 3,2%, KMR tăng nhẹ.
Trên sàn HNX, thị trường cũng biến động giằng co trong gần suốt cả phiên chiều rồi bật nảy về cuối phiên.
Chốt phiên, sàn HNX có 76 mã tăng và 96 mã giảm, HNX-Index tăng 1,62 điểm (+0,75%), lên 217 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 101,11 triệu đơn vị, giá trị 1.554 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 20,75 triệu đơn vị, giá trị 276,91 tỷ đồng.
Cổ phiếu đáng chú ý là CEO cũng đã đua trần thành công và đóng cửa tại mức giá 23.700 đồng/CP, cùng cảnh ngộ với DIG khi ghi nhận phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp sau 2 phiên nằm sàn. Đồng thời, thanh khoản CEO tăng vọt với hơn 21,66 triệu đơn vị khớp lệnh, dẫn đầu sàn HNX.
Trên UPCoM, thị trường rung lắc và thiếu may mắn khi kết phiên trong trạng thái điều chỉnh nhẹ.
Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,03%) xuống 71,6 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 49,83 triệu đơn vị, giá trị 385 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,42 triệu đơn vị, giá trị 229,59 tỷ đồng.
Cổ phiếu C4G vẫn giữ vững đà tăng 6,7% và đóng cửa tại mức giá 9.600 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt 2,56 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng, trong đó VN30F2212 đáo hạn gần nhất ngày 15/12/2022, đóng cửa tăng 15 điểm (+1,4%) lên 1.070 điểm, khớp lệnh gần 566.750 đơn vị, khối lượng mở gần 44.340 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế, trong đó, CHPG2221 dẫn đầu thanh khoản với hơn 2,59 triệu đơn vị khớp lệnh, đóng cửa tại mốc tham chiếu 160 đồng/CQ.
Đứng ở vị trí tiếp theo về thanh khoản là CMBB2209 và CVPB2211 đều đạt hơn 1,25 triệu đơn vị, lần lượt đóng cửa tại mốc tham chiếu 30 đồng/CQ và giảm 7,1% xuống 260 đồng/CQ.
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/nhieu-co-phieu-lon-lao-doc-vn-index-tang-nhe-a195652.html