Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Ngân hàng, chứng khóa, thép, dầu khí đua nhau khoe sắc

Tuần giao dịch đầu tiên của năm 2023 đã diễn ra tương đối khả quan, một khởi đầu "xuôi chèo mát mái", mở ra kỳ vọng của nhà đầu tư vào một năm mới tích cực hơn.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 44,35 điểm (+4,4%), lên 1.051,44 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 10,8% so với tuần trước xuống 40.885 tỷ đồng, khối lượng giảm 9,2% xuống 2.336 triệu cổ phiếu.

HNX-Index tăng 5,34 (+2,6%) điểm lên 210,65 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 16,6% xuống 3.829 tỷ đồng, khối lượng giảm 15,2% xuống 273 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, trong tuần đầu năm chỉ có 4 phiên giao dịch, xét theo giá trị và khối lượng trung bình từng phiên thì tuần này vẫn cao hơn so với tuần giao dịch cuối năm 2022.

Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 549 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 25,82% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 61 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 17,25% so với tuần giao dịch trước.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu dầu khí tăng mạnh nhất các cổ phiếu như PLX (+10,7%), BSR (+10,2%), OIL (+7,9%), GAS (+3,15%) PVD (+3,1%), PVS (+7%) ...

Nhóm cổ phiếu trụ cột là ngân hàng khởi sắc với VCB (+5%), BID (+7,9%), CTG (+5%), TCB (+7,2%), VPB (+5,9%), STB (+8%), LPB (+10,3%), SHB (+6%), ACB (+5,7%) …

Nhóm cổ phiếu tài chính khác là công ty chứng khoán cũng góp sức hỗ trợ thị trường, với SSI (+6,8%), HCM (+11%), VND (+5,9%), VCI (+10,1%), FTS (+5,8%), SHS (+6%), CTS (+8,3%), AGR (+6,7%) …

Nhóm cổ phiếu thép cũng đã hồi phục khá tốt với các mã HPG (+7,8%), HSG (+9,5%), NKG (+8,2%), TLH (+8,9%),

Các nhóm ngành còn lại đều tăng như tiện ích cộng đồng (+3,2%), Công nghệ thông tin (+3,8%), công nghiệp (+2,5%)... Chỉ có ngành Dược phẩm và Y tế giảm nhẹ 0,4% giá trị vốn hóa.

Trên sàn HOSE, cổ phiếu tăng tốt nhất là IBC, khi cả bốn phiên đều tăng kịch trần, với ba trong số đó khớp lệnh từ 4 đến hơn 6 triệu đơn vị và thường xuyên trong tình trạng dư mua giá trần trong các phiên giao dịch.

Tổng cộng, cổ phiếu IBC đã tăng trần 6 phiên liên tiếp kể từ phiên 29/12, sau khi đã có kỷ lục 25 phiên liên tiếp giảm sàn trước đó.

Hai cổ phiếu thủy sản nổi bật là IDI và ANV đã góp mặt, khi được cho là sẽ khởi sắc hơn nhờ vào việc thị trường Trung Quốc mở cửa hoàn toàn.

Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng với thị giá nhỏ, có tính đầu cơ cao ở theo ngay phía sau với những cái tên không xa lạ như TEG, C47, LGL.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu giảm sâu với những cổ phiếu L10, BTT, DTT, SRF, SGT đều giao dịch khá thưa thớt với thanh khoản thấp trong các phiên giao dịch.

top10-hose-1805-1673068578.png
 

Trên sàn HNX, ở nhóm cổ phiếu tăng mạnh đáng kể có CEO, PVC, MBS khi đều giao dịch khá sôi động trong các phiên.

Trong khi đó, cổ phiếu TSB của CTCP Ắc quy Tia sáng đã nổi sóng, với cả 4 phiên đều tăng hết biên độ, mặc dù gần đây không có thông tin nào mới đáng kể liên quan.

Cổ phiếu TSB sau chuỗi thời gian dài không có thanh khoản, đã bất ngờ giao dịch khá sôi động từ những phiên cuối năm ngoái tới nay, dù thanh khoản khá trồi sụt khi có những phiên khớp hơn 100.000 đơn vị, nhưng có những phiên chỉ vài chục nghìn đơn vị.

Tổng cộng, trong 20 phiên gần nhất, STB đã tăng 14 phiên, trong đó, có 11 phiên tăng kịch trần.

top-10-hnx-3242-1673068578.png
 

Trên UpCoM, giao dịch không có quá nhiều điểm nhấn ở nhóm cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất, khi đều chỉ với thanh khoản thấp.

Đáng chú ý, tuần này UpCoM chào đón tân binh VNZ của CTCP VNG với giá tham chiếu 240.000 đồng/cổ phiếu trong phiên 05/1. Tuy nhiên, trải qua hai phiên giao dịch, không có lệnh nào được khớp.

top-10-upcom-5849-1673068644.png
 

 

Link nội dung: https://vietnamindex.vn/top-10-co-phieu-tanggiam-manh-nhat-tuan-ngan-hang-chung-khoa-thep-dau-khi-dua-nhau-khoe-sac-a201013.html