Nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Á vượt tầm kiểm soát

Đó là một cuộc chạy đua vũ trang lớn hơn bất cứ điều gì mà châu Á từng chứng kiến – ba siêu cường hạt nhân và một cường quốc đang phát triển nhanh, ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và các liên minh hàng chục năm tuổi, tất cả đều tranh giành lợi thế ở một số vùng biển và đất liền có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới.

Ở một góc là Mỹ cùng các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở một góc khác, Trung Quốc và đối tác Nga. Và ở góc ba là Triều Tiên.

Với việc mỗi nước đều muốn đi trước những nước khác một bước, tất cả đều bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Rốt cuộc, sự răn đe của người này là sự leo thang của người khác.

Ankit Panda, một chuyên gia chính sách hạt nhân tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, nói với CNN: “Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến những động lực này ở Đông Á, nơi chúng ta không có biện pháp kiềm chế, chúng ta không kiểm soát được vũ khí”.

Chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Nhật Bản tới Washington trong tuần qua soi rọi vấn đề này.

Hôm 13/1, vừa mới có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bày tỏ quan ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và về việc tên lửa đạn đạo phóng qua Đài Loan (Trung Quốc) rơi xuống vùng biển gần Nhật Bản vào tháng 8/2022.

Nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Á vượt tầm kiểm soát ảnh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Nhà Trắng, ngày 13/1. Ảnh: Getty Images.

Thủ tướng Kishida cảnh báo Bắc Kinh không nên cố gắng “thay đổi trật tự quốc tế” và cho rằng Nhật Bản, Mỹ và châu Âu phải đoàn kết chống lại Trung Quốc. Tuyên bố của ông được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các bộ trưởng Mỹ và Nhật Bản bày tỏ quan ngại về “việc mở rộng liên tục và tăng tốc kho

Một hạm đội Trung Quốc chuẩn bị tập trận hải quân với Nga từ một cảng quân sự ở tỉnh Chiết Giang, phía Đông Trung Quốc, vào ngày 20/12/2022. Ảnh: Xinhua.

Sự mạnh bạo, quyết đoán của Bắc Kinh đặc biệt dễ thấy khi nói đến Đài Loan (Trung Quốc). Ông Tập đã từ chối loại trừ việc sử dụng vũ lực quân sự để đưa hòn đảo này về dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.

Bắc Kinh đã gia tăng các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan (Trung Quốc), đặc biệt kể từ chuyến thăm hòn đảo này hồi tháng 8/2022 của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi.

Những ngày sau chuyến thăm của bà Pelosi, Bắc Kinh tổ chức nhiều cuộc tập trận quân sự chưa từng có xung quanh Đài Loan (Trung Quốc), bắn nhiều tên lửa gần vùng biển của mình và điều máy bay chiến đấu đến quấy rối hòn đảo.

Mới tuần trước, Trung Quốc phái 28 máy bay chiến đấu qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan, bao gồm máy bay chiến đấu J-10, J-11, J-16 và Su-30, máy bay ném bom H-6, ba máy bay không người lái và một máy bay trinh sát và cảnh báo sớm. Cuộc tập trận đó tương tự đợt diễn tập dịp Giáng sinh, khi quân đội Trung Quốc điều 47 máy bay qua đường trung tuyến.

Trước những hành động như vậy, quyết tâm của Mỹ vẫn mạnh mẽ. Washington tiếp tục phê duyệt danh sách dài về vũ khí, khí tài bán cho Đài Loan (Trung Quốc), phù hợp với các nghĩa vụ của mình theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan.

Nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Á vượt tầm kiểm soát ảnh 3

Tàu chiến Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia cùng tàu ngầm USS Annapolis và tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Ronald Reagan của Mỹ trong cuộc tập trận chống ngầm ba bên vào ngày 30/9/2022. Ảnh: Getty Images.

Leo thang hạt nhân của Triều Tiên

Cách Đài Loan (Trung Quốc) hàng nghìn dặm về phía Bắc, hợp tác trên bán đảo Triều Tiên là một tia sáng yếu ớt và mờ nhạt.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un kêu gọi “tăng theo cấp số nhân” kho vũ khí hạt nhân của nước mình, bắt đầu từ năm 2023, và đang xây dựng một đội gồm các bệ phóng tên lửa di động siêu lớn có thể tấn công bất kỳ điểm nào ở Hàn Quốc bằng đầu đạn hạt nhân.

Trong một báo cáo hôm 12/1, Viện Phân tích quốc phòng Hàn Quốc (KIDA) cho rằng, kế hoạch của ông Kim có thể sẽ tăng đầu đạn hạt nhân lên 300 trong những năm tới.

Đó là một bước tiến lớn so với năm 2022, khi Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính, Triều Tiên có 20 vũ khí hạt nhân đã lắp ráp xong và đủ vật liệu phân hạch để phát triển tổng cộng 55 vũ khí.

Ba trăm đầu đạn hạt nhân sẽ giúp Triều Tiên vượt qua các quốc gia hạt nhân lâu đời là Pháp và Anh và chỉ đứng sau Nga, Mỹ và Trung Quốc trên bảng xếp hạng kho dự trữ hạt nhân của SIPRI.

Một viễn cảnh như vậy khiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thề sẽ xây dựng quân đội của riêng mình. “Việc xây dựng vững chắc năng lực quân sự cho phép chúng ta đánh trả gấp 100 lần hoặc 1.000 lần nếu chúng ta bị tấn công là phương pháp quan trọng nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công”, Yonhap dẫn tuyên bố mà Tổng thống Yoon đưa ra trong tuần.

Tổng thống Yoon thậm chí còn nêu ra viễn cảnh Hàn Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân của riêng mình, gợi ý rằng đất nước của ông có thể “triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình”.

Ý nghĩ về việc bán đảo Triều Tiên có nhiều vũ khí hạt nhân hơn là điều mà các nhà lãnh đạo Mỹ hết sức cảnh giác - ngay cả khi những vũ khí đó thuộc về một đồng minh. Phát triển vũ khí hạt nhân cũng đồng nghĩa với việc Hàn Quốc sẽ vi phạm Tuyên bố chung năm 1992 về phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.

Vì vậy, để đảm bảo với đồng minh của mình, Mỹ đã nói rõ rằng sự hậu thuẫn của Washington đối với Seoul là cứng như thép và tất cả các tài sản quân sự của Mỹ đều sẵn sàng để bảo vệ Hàn Quốc.

“Mỹ sẽ không ngần ngại thực hiện cam kết răn đe mở rộng của mình đối với Hàn Quốc bằng cách sử dụng toàn bộ khả năng phòng thủ của Mỹ và khả năng đó mở rộng sang phòng thủ hạt nhân, phòng thủ thông thường và tên lửa”, Đô đốc Mike Gilday, người đứng đầu các hoạt động hải quân, phát biểu tại một diễn đàn trực tuyến của Viện Nghiên cứu Corean-Mỹ (ICAS) hôm 12/1.

Ông Gilday nêu một ví dụ về sự hỗ trợ của Mỹ đối với Hàn Quốc là chuyến thăm của một tàu sân bay Mỹ tới cảng Busan của Hàn Quốc vào năm ngoái. Nhưng đó chỉ là màn phô diễn một trong những tàu chiến mạnh nhất của Washington ở sân sau của Triều Tiên mà Bình Nhưỡng coi là một mối đe dọa.

Và cứ thế vòng xoáy tiếp tục. Tuy nhiên, khi cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á tăng tốc, một điều trở nên rõ ràng là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham gia với tư cách là một tập thể, thay vì các cá nhân đơn lẻ.

Nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Á vượt tầm kiểm soát ảnh 4

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong bức ảnh do Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên công bố ngày 19/11/2022. Ảnh: KCNA.

Sự hiện diện của Thủ tướng Kishida và các nhà lãnh đạo Nhật Bản khác ở Washington trong tuần vừa qua đã cung cấp nhiều bằng chứng trực quan về điều đó.

“Làm việc cùng nhau càng chặt chẽ, chúng ta càng trở nên mạnh mẽ hơn”, Đô đốc Gilday nói về sự hợp tác ba bên trong bài phát biểu trước ICAS. “Hy vọng điều đó sẽ thuyết phục mọi đối thủ tiềm tàng rằng không đáng để hành động”.

Sự kiên trì, kiên định là cần thiết khi đối mặt áp lực không ngừng từ các đối thủ, ông nói.

Link nội dung: https://vietnamindex.vn/nguy-co-chay-dua-vu-trang-o-chau-a-vuot-tam-kiem-soat-a202269.html