Ông Tedros nói: “Mối đe dọa về một biến thể khác có thể gây ra làn sóng đại dịch mới và khiến nhiều người tổn thương hơn”.
Mặc dù vậy, WHO gần đây đã tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.
Ông Tedros cho biết thêm: “Khi đại dịch tiếp theo gõ cửa và chúng ta phải sẵn sàng để đối phó với nó một cách chính xác, tập trung và phù hợp”.
Mặc dù cảnh báo về đại dịch tiếp theo, nhưng ông Tedros hoan nghênh quyết định gần đây của các nước thành viên WHO khi đưa ra một bản dự thảo về cách đối phó với đại dịch cũng thông qua việc tăng ngân sách cho việc cải cách tổ chức này.
Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng kêu gọi các cuộc đàm phán tiếp theo về những quy định của tổ chức này nhằm sẵn sàng đối phó với các cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu như đại dịch COVID-19.
Theo WHO, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 7 triệu người trên toàn thế giới, trong đó riêng Mỹ đã có tới 1,3 triệu người chết vì COVID-19.
Cho đến nay, WHO đã nhận diện được các bệnh truyền nhiễm “ưu tiên” có thể gây ra đại dịch tiếp theo do tiềm năng của nó có thể nhanh chóng lan rộng trên một khu vực.
Những bệnh dịch như Ebola, Marburg và các hội chứng hô hấp Trung Đông, COVID-19 và Zika… có thể sẽ được coi là những bệnh dịch khủng khiếp nhất và được mã hóa là “disease X”, tức là căn bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn vẫn chưa được phát hiện.
Các chuyên gia y tế đồng ý rằng, đại dịch tiếp theo có thể là "zoonotic", một căn bệnh bắt nguồn từ động vật và lây nhiễm cho con người. Những đại dịch gần đây nhất như Ebola, HIV/AIDS và COVID-19… được gọi là "zoonotic".
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/tong-giam-doc-who-canh-bao-nguy-co-dai-dich-khung-khiep-hon-covid-19-co-the-xay-ra-a224300.html