Sự kiện khủng bố 11/9 khiến thị trường chứng khoán Mỹ thiệt hại 1,4 nghìn tỷ USD.
Ngày 11/9/2021 tới đây sẽ đánh dấu cột mốc lịch sử 20 năm kể từ sự kiện khủng bố kinh hoàng trên đất Mỹ. Gần 3.000 người thiệt mạng, trong số đó vẫn còn hơn 1.000 người đến nay chưa được xác định danh tính.
Không chỉ vậy, cuộc tấn công đã gây chấn động đến thị trường chứng khoán toàn cầu và để lại những hậu quả nặng nề.
Theo ước tính, sau khi vụ việc xảy ra, thị trường chứng khoán "bốc hơi" khoảng 1.400 nghìn tỷ USD. Trong những tuần ngay sau đó, chỉ số S&P 500 liên tục giảm hơn 14%.
Các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là không, đặc biệt là hai hãng American Airlines và United Airlines, và bảo hiểm khi phải chi trả hàng tỷ USD cho các yêu cầu bồi thường. Hầu hết các công ty bảo hiểm sau đó đã bỏ bảo hiểm khủng bố.
Dự đoán trước sự hỗn loạn của thị trường, hai sàn chứng khoán là NYSE và Nasdaq đã đóng cửa cho đến ngày 17/9/2021, đây là lần đóng cửa lâu nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Nhiều công ty kinh doanh, môi giới và tài chính khác có văn phòng tại Trung tâm Thương mại Thế giới đã không thể hoạt động ngay sau khi cả hai tòa tháp đều sụp đổ
Trong phiên giao dịch đầu tiên của sàn NYSE sau khi mở cửa trở lại, chỉ số Dow Jones đã giảm tới 684 điểm, tương đương 7,1%. Con số này từng lập kỷ lục về mức lỗ lớn nhất trong lịch sử của sàn giao dịch trong một phiên.
Tuần làm việc đầu tiên của các sàn giao dịch chứng khoán cũng kết thúc trong ảm đạm khi chứng kiến mức lỗ lớn nhất lịch sử. Chỉ số trung bình Dow Jones giảm hơn 14%, chỉ số S&P 500 giảm 11,6% và Nasdaq giảm 16%.
Trái lại, giá vàng tăng gần 6% lên 287 USD/ounce, giá xăng và dầu cũng tăng do lo ngại xuất khẩu dầu từ Trung Đông sẽ bị cắt giảm.
Tại thời điểm đó, một số công ty công nghệ cũng như các nhà thầu quốc phòng và vũ khí đã chứng kiến giá cổ phiếu của họ tăng lên mạnh mẽ.
Tòa tháp đôi, biểu tượng cho sức mạnh của nền kinh tế Mỹ đã hoàn toàn sụp đổ.
Kể từ năm 2001 đến nay, chỉ số S&P 500 đã tăng gần 4 lần, bất chấp đợt bán tháo tương đối ngắn hạn sau vụ tấn công ngày 11/9 và cả cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.
Mặc dù vậy, hậu quả từ ngày 11/9 vẫn còn đè nặng lên nước Mỹ Trong nhiều thập kỷ tới, những người nộp thuế có thể phải trả hàng nghìn tỷ USD chi phí lãi suất cho khoản nợ được sử dụng để tài trợ cho các cuộc chiến tranh Iraq-Afghanistan, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế.
Theo Viện Watson tại Đại học Brown, trong khi chính phủ tài trợ cho các cuộc chiến tranh bằng nợ chứ không phải thuế, người nộp thuế đã phải trả gần 1.000 tỷ USD chi phí lãi vay cho hàng nghìn tỷ USD nợ được sử dụng để tài trợ cho hai cuộc chiến. Chi phí lãi vay này dự kiến sẽ tăng lên 2.000 tỷ USD vào năm 2030 và lên 6.500 tỷ USD vào năm 2050.
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/su-kien-khung-bo-119-khien-thi-truong-chung-khoan-my-thiet-hai-1400-ty-usd-a67461.html