Hà Nội bắt đầu thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng từ 6h ngày 21/9/2021. Sau 2 tháng triển khai giãn cách xã hội, số ca bệnh tại thủ đô đã có xu hướng giảm dần, và thấp nhất từ đầu đợt bùng dịch thứ 4.
Theo Chỉ thị mới của UBND Hà Nội về nới lỏng giãn cách, thành phố chỉ cho phép dịch vụ ăn uống mang về, cắt tóc, gội đầu, kinh doanh, sửa chữa đồ điện tử, xe cộ, văn phòng phẩm được hoạt động trở lại.
Đặc biệt, những hoạt động thể dục, giải trí nơi công cộng, và 1 số dịch vụ không thiết yếu khác vẫn chưa được phép hoạt động trở lại.
Ngay đêm đầu hết giãn cách, hàng nghìn người vẫn ùn ùn đổ ra đường, một loạt tuyến đường quanh khu vực trung tâm Hà Nội đã dày đặc người. Một số tuyến đường như Hàng Lược, Hàng Mã… đã xảy ra tình trạng ùn ứ, với hàng chục người chen chúc trong phạm vi vỏn vẹn vài mét vuông.
Vậy câu hỏi đặt ra, liệu vaccine là chìa khóa để dập dịch hay ý thức, trách nhiệm của người dân mới là chiếc chìa khóa quan trọng?
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 20/9, toàn thành phố đã tiêm được 5.502.277 mũi vaccine COVID-19. Trong đó, có 5.001.927 mũi 1 và 500.350 mũi 2. Hà Nội đã đạt tỷ lệ 60,3% dân số và bằng 83,09% người dân trong độ tuổi tiêm chủng trên 18 tuổi.
Điều đó cho thấy, vẫn còn gần 40% dân số Hà Nội chưa được tiêm vaccine. Người tiêm phòng đầy đủ vẫn có khả năng mắc COVID-19, vì vaccine không có hiệu quả phòng ngừa lẫy nhiễm 100%. Lưu ý rằng, vaccine phòng COVID-19 chỉ bảo vệ mọi người không bị trở bệnh nặng và giảm nguy cơ tử vong khi nhiễm bệnh.
Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ngày 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, trong công tác phòng, chống dịch, khi tổ chức thực hiện, xã, phường, thị trấn phải thật sự là "pháo đài", người dân phải thật sự là "chiến sỹ".
Người dân phải thực sự là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức người dân về phòng, chống dịch là rất quan trọng, đó là làm sao để không lây nhiễm bệnh, thực hiện nghiêm 5K và tăng cường tiêm vaccine.
Thực hiện các biện pháp truyền thông với mục tiêu "Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm". Đẩy mạnh truyền thông lấy phòng dịch là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, chống dịch phải quyết liệt, dứt điểm, hiệu quả. Phòng dịch tốt thì không phải chống dịch, một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất hàng triệu đồng chống dịch, chưa kể mất mát về con người và tổn thất khác.
Như vậy, có thể nói cốt lõi của việc chống dịch nằm ở người dân – những người "chiến sỹ" đi đầu trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh.
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/dau-la-chia-khoa-dap-dich-tai-viet-nam-a69353.html