TTCK: Bức tranh về cổ phiếu ngân hàng vẫn tươi sáng trong dài hạn?

Vốn hóa chiếm gần 40% thị trường, nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đang lao dốc, nhiều nhà đầu tư mất kiên nhẫn bán tháo. Điều này có khả năng khiến cho chỉ số VNIndex rơi sâu.

Cổ phiếu ngân hàng lao đao

Liên tục trong nhiều tháng hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đã lao dốc mạnh từ đỉnh, có mã giảm đến gần 40% từ đỉnh. Chỉ có duy nhất ngân hàng Teckcombank ( TCB) giữ được vùng. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong ngắn hạn khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trở lại của nhóm ngành này là khó xảy ra.

Cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ kết phiên ngày 1/10

Do dòng tiền đã tập trung vào dòng ngân hàng từ tháng 7-8/2020 đã tạo ra một mức lợi nhuận khổng lồ cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn. Nên khi các mã ngân hàng đã tăng 100-200% chỉ trong vòng chưa tới 1 năm thì các nhà đầu tư chốt lãi là dễ hiểu.

Trong khi đó giá cổ phiếu ngân hàng đã phản ánh toàn bộ bức tranh lợi nhuận của cả năm 2021 vào trong 6 tháng đầu năm nay. Trong khi đó mặt trái của nó thì vẫn chưa được hé lộ vào cùng thời điểm. Nên khi bức tranh nợ xấu được dần phơi ra thì cổ phiếu ngân hàng ngay lập tức giảm sức hút. Chúng ta phải hiểu rằng lợi nhuận ngân hàng trong năm 2021 có được là do chính sách lãi suất siêu thấp và khoanh nợ mà ra. Do đó khi các khoản nợ xấu dần phơi bày và trích lập từ từ thì lợi nhuận ngân hàng sẽ nhanh chóng giảm xuống hoặc đi ngang hay tăng chậm lại đáng kể.

Ngoài ra lãi suất đang nằm ở mức thấp kỷ lục và gần như không có khả năng giảm nữa thì việc tăng dần lãi suất sẽ làm ngân hàng bị tổn thương bởi chi phí đầu vào gia tăng. Một lý do nữa là việc nhà đầu tư cá nhân rầm rộ bước vào thị trường muộn đã ôm cổ phiếu ngân hàng ở mức cao, thì nay đã chán nản, cắt lỗ làm cho áp lực rơi lại càng gia tăng.

Chúng ta có thể nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh về ngành ngân hàng khi cổ phiếu ngân hàng đã mất khoảng 9 tháng để leo đỉnh với dòng tiền cuồn cuộn như thác đổ thì có thể nó cũng phải mất ít nhất 6 tháng để tạo đáy.

Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng được được coi là xương sống của nền kinh tế, hơn nữa số vốn hóa chiếm tới 1/3 thị phần ngành chứng khoán, vì vậy về triển vọng dài hạn trong vòng (3-5 năm) thì cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn có 1 bức tranh tươi sáng. Vấn đề là nhà đầu tư cần có cái nhìn dài hạn và thông minh.

Ngành bảo hiểm sẽ được hưởng lợi khi ngân hàng gặp khó?

(Quỹ AFC) đã có nhận nhận định rằng chính sách lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng kiếm lãi. Thì lúc đó một nhóm cổ phiếu (ngành) lại gặp khó và dường như mất hút trên thị trường chính là Bảo hiểm.

Với cơ cấu lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng chiếm 90-100% lợi nhuận của các công ty bảo hiểm thì nhóm này cực kỳ gặp bất lợi khi lãi suất giảm mạnh trong suốt một năm qua.

Điều này dẫn đến nhóm cổ phiếu này hoàn toàn mất hút khi triển vọng ngắn hạn khá tiêu cực. Bất chấp doanh thu bảo hiểm vẫn tăng khá trong thời gian qua (>15% trong 2021) thì lợi nhuận của nhóm này chỉ tăng nhẹ và khá nhẹ bởi lợi nhuận chính (90-100%) từ tiền gửi ngân hàng liên tục bị kìm hãm.

Tuy nhiên, khi lãi suất huy động được xem là chạm đáy và không thể giảm thêm thì đó lại được xem là khởi đầu trở mình đầy hứa hẹn của nhóm này. Áp lực lạm phát, áp lực huy động giảm sút, áp lực Mỹ cắt giảm gói hỗ trợ và dần tăng lãi suất thì chưa bao giờ áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng lại trở nên cao như thế.

Thực tế cho thấy các ngân hàng nhỏ đã rục rịch tăng lãi suất. Điều này sẽ khơi mào cho toàn bộ thị trường. Chình vì vậy mà triển vọng các công ty bảo hiểm lại sáng như trăng rằm. Ví dụ như PVI, một công ty bảo hiểm với hơn 10 nghìn tỷ gửi ngân hàng, thì 1% lãi suất gia tăng sẽ giúp công ty này tăng thêm 100 tỷ lợi nhuận, chưa bao gồm tốc độ tăng trưởng của ngành. Điều đó cho thấy khi lãi suất dần tăng lên thì ngân hàng sẽ lại gặp khó và bảo hiểm sẽ thăng hoa.

Nếu ngân hàng mất 9 tháng để đạt đỉnh vào tháng 6.2021 thì có lẽ bảo hiểm cũng sẽ mất nhiêu đó thời gian để leo cao. Khi dịch được kiểm soát, kinh tế mở cửa trở lại, tiêu dùng gia tăng sẽ gây áp lực lên lạm phát và lãi suất sẽ nhích lên. Do đó dòng tiền sẽ được chuyển sang Bảo hiểm cho đến khi thị trường đạt trạng thái cân bằng và cả hai cùng tăng trưởng.Vì vậy có khả năng chúng ta sẽ nhìn thấy sự thăng hoa của nhóm ngành này trong ít nhất 6 tháng tiếp theo.

Link nội dung: https://vietnamindex.vn/ttck-buc-tranh-ve-co-phieu-ngan-hang-van-tuoi-sang-trong-dai-han-a72623.html