SHS: Xu hướng của VN-Index đã trở nên xấu hơn khi đánh mất ngưỡng 1.350 điểm

Theo Công ty Chứng khoán SHS, thị trường chứng khoán trong nước suy yếu trong tuần qua khi mà dòng tiền suy giảm xuống dưới mức trung bình 20 tuần và VN-Index kết tuần trong sắc đỏ tuần thứ hai liên tiếp. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với hơn 1.000 tỷ đồng trên hai sàn cũng phần nào tạo nên áp lực điều chỉnh.

Thị trường điều chỉnh nhẹ trong tuần thứ hai liên tiếp với thanh khoản sụt giảm. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 16,28 điểm (-1,2%) xuống 1.334,89 điểm; HNX-Index giảm 2,69 điểm (-0,9%) xuống 356,49 điểm.

Thanh khoản trong tuần qua suy giảm so với tuần trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 phiên với khoảng 22.100 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Tính trong cả tuần, giá trị giao dịch trên HOSE giảm 11% xuống 95.928 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 23,3% xuống 3.217 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX giảm 20,9% xuống 14.841 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 26,5% xuống 699 triệu cổ phiếu.

3815-thi-truong-ck
Hình minh họa

Phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều giao dịch tiêu cực và kết tuần trong sắc đỏ. Cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất với 3,9% giá trị vốn hóa, khi mà hàng loạt cổ phiếu trong nhóm này giảm như VCB (-3,6%), CTG (-6,2%), BID (-2,3%), TCB (-3,2%), VPB (-4,6%), MBB (-4,4%), ACB (-1,6%), SHB (-3,3%)...

Tiếp theo là nhóm dược phẩm và y tế với mức giảm 2% giá trị vốn hoá, với các cổ phiếu như DHG (-3,1%), TRA (-3,4%), DCL (-7,3%)... Ngành tài chính giảm 1,8% giá trị, do các cổ phiếu thuộc ngành con bất động sản như VHM (-3,3%), NVL (-1%), NLG (-2,2%)...; ngành con chứng khoản như SSI (-6,2%), HCM (-7,3%), VCI (-7,7%), SHS (-7,3%), VND (-5,9%), FTS (-5,9%)...

Các ngành còn còn lại như hàng tiêu dùng (-1,3%), dịch vụ tiêu dùng (-1,3%), công nghiệp (-0,1%), công nghệ thông tin (-0,7%)... giảm nhẹ. Ở chiều ngược lại, ngành tiện tích cộng tăng tăng mạnh nhất (+9,8%), nhờ các trụ cột trong nhóm như GAS (+13,7%), POW (+6,9%)... Tiếp theo là ngành dầu khí (+5,1%) với các cổ phiếu PLX (+3,8%), PVD (+10,8%), PVS (+7,9%), BSR (+8%), OIL (+5,9%)... Ngành nguyên vật liệu tăng 2,5% nhờ các cổ phiếu như HPG (+5,1%), HSG (+3%)...

Về diễn biến khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đẩy mạnh rút ròng rất mạnh. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại 9 tháng đầu năm 2021 mua vào 7,16 tỷ cổ phiếu, trị giá 309.044 tỷ đồng, trong khi bán ra 8,09 tỷ cổ phiếu, trị giá 349.355 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 927 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 40.310 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng lên đến hơn 41.000 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với giá trị bán ròng của cả năm 2020, tương ứng khối lượng 861 cổ phiếu. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn ngoại sàn này bán ròng đến trên 55.281 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng rất mạnh nhiều cổ phiếu bluechip, trong đó, HPG đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị lên đến 13.910 tỷ đồng. CTG và VNM đứng sau với giá trị bán ròng đều trên 6.000 tỷ đồng. VPB và VIC bị bán ròng lần lượt 5.909 tỷ đồng và 5.656 tỷ đồng. Trong khi đó, STB đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 3.212 tỷ đồng. VHM cũng được mua ròng 2.766 tỷ đồng. Tiếp sau đó, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND được mua ròng 2.674 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại cũng duy trì trạng thái bán ròng nhưng giá trị không quá mạnh với 373 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 69,3 triệu cổ phiếu. Khối ngoại sàn HNX bán ròng mạnh nhất mã VND với 486 tỷ đồng. Đáng chú ý, VND trong 9 tháng đầu năm 2021 có thời điểm chuyển giao dịch sang HNX khi tình trạng "nghẽn" lệnh trên HoSE diễn ra. Sau đó, VND đã được chuyển về lại sàn HoSE và tính chung cả 2 sàn, VND bị khối ngoại bán ròng tổng cộng 826 tỷ đồng. Đứng thứ 2 trong danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HNX là API với 323 tỷ đồng. PVS cũng bị bán ròng 307 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, THD đứng đầu danh sách mua ròng sàn này với 1.231 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là NVB với 205 tỷ đồng. DXS và SHS đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng.

Trái ngược hoàn toàn với HoSE và HNX, khối ngoại sàn UPCoM mua ròng 1.067 tỷ đồng trong 9 tháng qua, tương ứng khối lượng mua ròng là 3,3 triệu cổ phiếu. ACV được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 522 tỷ đồng. MCH đứng sau với giá trị mua ròng 247 tỷ đồng. Các cổ phiếu gồm CTR, ABR, MML và HHC đều có giá trị mua ròng của khối ngoại trên 100 tỷ đồng. Trong khi đó, VTP bị bán ròng mạnh nhất sàn UPCoM với 239 tỷ đồng. MSR đứng sau với giá trị bán ròng là 102 tỷ đồng.

Theo Công ty Chứng khoán SHS, thị trường suy yếu trong tuần qua khi mà dòng tiền suy giảm xuống dưới mức trung bình 20 tuần và VN-Index (-1,2%) kết tuần trong sắc đỏ tuần thứ hai liên tiếp. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với hơn 1.000 tỷ đồng trên hai sàn cũng phần nào tạo nên áp lực điều chỉnh.

Trên góc nhìn kỹ thuật, xu hướng của VN-Index đã trở nên xấu hơn khi đánh mất ngưỡng 1.350 điểm và MA50 trong tuần qua. Hỗ trợ tiếp theo của VN-Index là MA20 ngày có thể được retest trong tuần tới.

Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo 4/10-8/10, VN-Index có thể sẽ giằng co và rung lắc với vùng kháng cự 1.340-1.345 điểm (MA50) và vùng hỗ trợ 1.330-1.335 điểm (MA20). Trong kịch bản tiêu cực, nếu VN-Index đánh mất vùng hỗ trợ quanh MA20 thì chỉ số có thể hướng đến ngưỡng hỗ trợ tâm lý quanh 1.300 điểm.

Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể canh những phiên hồi phục để giảm tỷ trọng. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao đứng ngoài và quan sát thị trường, chưa nên mua vào ở thời điểm hiện tại.

 

 

 

Link nội dung: https://vietnamindex.vn/shs-xu-huong-cua-vn-index-da-tro-nen-xau-hon-khi-danh-mat-nguong-1350-diem-a72732.html