Theo tìm hiểu của VietnamFinance, ngày 4/7/2008, dự án trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, văn phòng cho thuê Xuân La (chợ Xuân La) được UBND quận Tây Hồ phê duyệt kết quả đấu thầu đối với Công ty Cổ phần xây dựng Sông Hồng. Trong ảnh: Dự án chợ này nằm ở nút giao đường Xuân La và ngõ 28.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, dự án chợ Xuân La có diện tích hơn hơn 0,2 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 380 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau hơn hơn một thập kỷ, dự án chợ Xuân La vẫn chỉ là khu đất trống với hàng rào vây quanh.
Mới đây, khi trả lời cử tri về dự án nêu trên, UBND TP Hà Nội cho biết dự án chợ Xuân La được cấp chứng nhận đầu tư ngày 13/7/2010.
Theo Quyết định sổ 5082/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của UBND Thành phố về phê duyệt đơn giá thu tiền sử dụng đất làm cơ sở nộp nghĩa vụ tài chính bổ sung của dự án Trung tâm thương mại, chợ, siêu thị,văn phòng cho thuê Xuân La, quận Tây Hồ, nghĩa vụ tài chính bổ sung nộp ngân sách là 20.668,3 triệu đồng; Nghĩa vụ tài chính khi trúng đấu thầu: 33.040 triệu đồng, Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng có trách nhiệm nộp vào ngân sách khoản tiền sử đất đất này và nghĩa vụ tài chính do chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Đáng chú ý, UBND TP Hà Nội cho biết tại Thông báo số 174/TB-UBND ngày 17/3/2017 về kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố về dự án trên, UBND Thành phố đã đồng ý về chủ trương điều chỉnh mục tiêu đầu tư dự án xây dựng “Trung tâm thương mại, chợ, siêu thị và văn phòng cho thuê Xuân La” sang đầu tư xây dựng chợ dân sinh, quy mô sau đầu tư đạt chợ hạng 2. Trong ảnh - chợ tạm Xuân La được địa phương bố trí cho người dân.
Theo UBND TP Hà Nội, hiện nhà đầu tư đang triển khai thực hiện các thủ tục điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư dự án xây dựng “Trung tâm thương mại, chợ, siêu thị và văn phòng cho thuê Xuân La” thành đầu tư xây dựng Chợ dân sinh hạng 2, đồng thời đề xuất 2 phương án.
Cụ thể 2 phương án là: dự án chợ Xuân La nằm trong số 12 dự án Chợ - Trung tâm thương mại được triển khai đấu thầy theo Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Tuy nhiên, do bất cập về cơ chế chính sách của nhà nước nên đến nay dự án vẫn không thể triển khai thực hiện được do không có hành lang pháp lý hướng dẫn cụ thể nhà đầu tư thực hiện. Một số dự án đã xây dựng xong đưa vào khai thác sử dụng, các bà con tiểu thương bỏ chợ, bỏ ki ốt gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần xây dựng Sông Hồng đề xuất UBND TP dừng thực hiện mô hình chợ dân sinh kết hợp trung tâm thương mại văn phòng, thu hồi các dự án và tổ chức đấu thầu lại các dự án chợ theo mô hình chợ dân sinh truyền thống.
Phương án 2, xóa bỏ toàn bộ nghĩa vụ tài chính dự án với quy mô 20 tầng theo các quyết dịnh được phê duyệt. Thực hiện xây dựng dự án với quy mô 4 tầng của dự án theo thông báo số 174/TB-UBND ngày 17/3/2-17 của UBND TP Hà Nội; cho phép công ty điều chỉnh hình thức sử dụng đất nộp tiền một lần sang nộp tiền sử dụng đất hàng năm theo quy mô tại văn bản số 3271/QHKT-TMB ngày 5/6/2019; được khấu trừ số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước (13 tỷ đồng) cho các khoản nghĩa vụ tài chính phải nộp của dự án và không bị phạt chậm nộp nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các Sở, Ngành và có văn bản số 4310/KH&ĐT-NNS ngày 8/10/2021 gửi UBND quận Tây Hồ đề nghị rà soát, cho ý kiến về các phương án của Nhà đầu tư, sau đó sẽ tồng hợp, báo cáo đề xuất UBND Thành phố xem xét, quyết định. Trong ảnh: Sau hơn thập kỷ treo, dự án này đang thành nơi tập kết phế liệu, trồng rau. Trong khi đó, người dân phải sử dụng chợ tạm.
Hình ảnh lối vào dự án bị chắn bởi bãi trông xe tạm.
Nhiều tiểu thương họp chợ ngay ở vỉa hè của dự án.
Phối cảnh dự án chợ Xuân La, tuy nhiên dự án có thể không thành hiện thực.
Hình ảnh nhếch nhác tại dự án treo nhiều năm.
Link nội dung: https://vietnamindex.vn/can-canh-du-an-cho-xuan-la-cua-cong-ty-song-hong-treo-nhieu-nam-a96065.html