Từ khóa "dòng vốn ngoại" :
Nhiều ngân hàng đẩy mạnh bán vốn cho nước ngoài
Khối ngân hàng tư nhân và ngân hàng cổ phần Nhà nước đang xúc tiến kế hoạch bán cổ phần cho đối tác nước ngoài thông qua các đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
Những biến số quyết định dòng tiền
Những tuần cuối năm, nhiều nhà đầu tư có tâm trạng khó tả, đặc biệt sau nhịp hồi mạnh tới 25% của VN-Index kể từ giữa tháng 11.
SSI Research: Dòng vốn vào Việt Nam khó bứt phá trong xu hướng yếu đi toàn cầu
Báo cáo cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu tháng 6 của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy dòng tiền vào các tài sản tài chính duy trì trạng thái thận trọng xuyên suốt tháng 6. Tâm lý các nhà đầu tư ở trạng thái phòng thủ, dẫn tới giảm phân bổ vào các tài sản tài chính rủi ro sau khi Fed tăng mạnh lãi suất lên 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 6 và sẵn sàng đẩy nhanh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2022 nhằm kiểm soát lạm phát và do đó rủi ro suy thoái ngày càng gia tăng.
Trong tháng 6, dòng vốn vào cổ phiếu bơm ròng nhẹ 6 tỷ USD (giảm 27,8% so với tháng trước) trong khi đó dòng vốn vào các quỹ trái phiếu rút ròng tới 63,6 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Trong quý II, dòng vốn ghi nhận rút ròng ở tất cả các tài sản tài chính, từ thị trường cổ phiếu (8 tỷ USD), các quỹ trái phiếu (130,5 tỷ USD) và quỹ tiền tệ (58,1 tỷ USD). Trái với giai đoạn quý I/2020 khi Covid-19 xảy ra, dòng vốn chuyển dịch từ cổ phiếu và trái phiếu vào quỹ tiền tệ sẵn sàng cho các đợt giải ngân, việc dòng vốn ghi nhận sụt giảm liên tục ở tất cả tài sản tài chính thể hiện dòng tiền đã yếu đi rõ nét và cho thấy tín hiệu không mấy tích cực về dòng vốn trong thời gian tới.
Dòng vốn vào thị trường phát triển (DM) ghi nhận mức vào ròng thấp nhất kể từ tháng 7/2019. Dòng vốn DM chỉ bơm ròng 4,6 tỷ USD, giảm tới 67% so với tháng trước và 92% so với cùng kỳ. Đóng góp chủ yếu đến từ thị trường Mỹ (9,5 tỷ USD), trong khi đó dòng tiền rút ròng ở khu vực Tây Âu (9,7 tỷ USD). Tính chung cho 6 tháng đầu năm, dòng vốn phân bổ vào DM đạt 134 tỷ USD, giảm tới 74% so với cùng kỳ.
Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) đảo chiều vào ròng nhẹ, nhờ dòng tiền vào thị trường Trung Quốc trong khi dòng vốn vào các thị trường khác cho thấy tín hiệu yếu đi rõ nét. Dòng tiền vào EM bơm ròng 1,4 tỷ USD, chủ yếu do sự đảo chiều dòng vốn đến thị trường Trung Quốc (+6,8 tỷ USD) sau khi các lệnh giãn cách được xóa bỏ ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, chính sách Zero-Covid sẽ là yếu tố bất lợi nếu Trung Quốc duy trì áp dụng và khiến dòng vốn vào thị trường Trung Quốc không có sự bứt phá. Dòng vốn vào các thị trường châu Á khác phân hóa, như Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam ghi nhận vào ròng vào tháng 6, trong khi đó Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Thái Lan rút ròng. Tuy nhiên, điểm chung là dòng tiền cũng đã thu hẹp đáng kể so với giai đoạn trước.