Thông tin tìm hiểu của, trong ngày 5.12 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra điều kiện cấp giấy xác nhận điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu của Saigon Petro.
Đoàn kiểm tra do ông Hoàng Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) làm trưởng đoàn và 4 thành viên khác khác, trong đó có 1 thành viên thuộc Sở Công thương TP.HCM.
Theo quyết định này, đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra điều kiện thực tế tại doanh nghiệp so với hồ sơ khai báo, đề nghị cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu của Saigon Petro.
Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra trong tháng 12. Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo Bộ Công thương về kết quả kiểm tra.
Trước đó ngày 18.12.2020, Bộ Công thương đã ban hành Kết luận thanh tra số 9762 về thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động hóa chất, kinh doanh khí tại Saigon Petro. Kết luận đã chỉ ra một số thiếu sót trong lĩnh vực kinh doanh khí, hoạt động hóa chất và đưa ra các kiến nghị đối với doanh nghiệp.
Gần đây nhất ngày 14.10, Bộ Công thương đã buổi làm việc với Saigon Petro để kiểm tra kết quả thực hiện Kết luận thanh tra 9762.
Đầu tháng 9.2022, Saigon Petro là 1 trong 5 doanh nghiệp bị Bộ Công thương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và rút giấy phép kinh doanh sau đợt thanh tra 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu từ tháng 2.2022.
5 doanh nghiệp suýt bị rút giấy phép gồm: Saigon Petro, Công ty CP thương mại dầu khí Đồng Tháp, Công ty CP xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa, Công ty TNHH xăng dầu Hùng Hậu, Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương. 5 doanh nghiệp này chiếm trên 10% thị phần xăng dầu cả nước và theo Bộ Công thương, lỗi của các doanh nghiệp này chủ yếu là do không đáp ứng điều kiện hệ thống phân phối theo quy định.
Ngày 5.9, Saigon Petro có văn bản khẩn báo cáo tình hình kinh doanh xăng dầu gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công thương. Doanh nghiệp này cho rằng, nếu bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, hệ thống phân phối của Saigon Petro bị mất nguồn cung trên 50.000 m3/tháng và trên 1.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối có thể phải đóng cửa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung thị trường.
Theo đó, Saigon Petro kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công thương xem xét dừng quyết định tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh để công ty không bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như giữ ổn định thị trường và bảo tồn vốn.
Đến ngày 6.9, Bộ Công thương cho biết sau nhiều cân nhắc, Bộ quyết định tạm thời chưa tước giấy phép có thời hạn với 5 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu sau khi cân nhắc về khó khăn của doanh nghiệp sau dịch, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng của 100 triệu dân.