Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng nhẹ
Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi tăng 1.000 đồng/kg ở một vài nơi.
Cụ thể, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình cùng điều chỉnh giao dịch lên mức 69.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Thương lái tại các tỉnh thành còn lại vẫn thu mua heo hơi ổn định so với ngày hôm qua.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên giảm 2.000 đồng/kg
Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi đưa giá thu mua heo hơi về mốc 60.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Mức giao dịch cao nhất tiếp tục được ghi nhận tại hai tỉnh Bình Thuận và Bình Định là 68.000 đồng/kg.
Các tỉnh thành còn lại không ghi nhận thay đổi mới về giá trong ngày hôm nay.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 60.000 - 68.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg
Tại miền Nam, giá heo hơi giảm cao nhất 3.000 đồng/kg trong ngày hôm nay.
Trong đó, sau khi hạ nhẹ một giá, thương lái tại Kiên Giang, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai hiện đang thu mua heo hơi với giá tương ứng là 62.000 đồng/kg và 64.000 đồng/kg.
Tỉnh Long An và Bạc Liêu cùng điều chỉnh giao dịch xuống còn 64.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Tương tự, tỉnh Cần Thơ giảm cao nhất 3.000 đồng/kg về mốc thấp nhất khu vực là 60.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 60.000 - 68.000 đồng/kg.
Chuyển đổi số (CĐS) là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp (DN) sản xuất nông sản chất lượng, chi phí thấp nhất, đạt lợi nhuận cao nhất. Mục tiêu này cũng đang được kỳ vọng tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm chăn nuôi, báo Bình Dương đưa tin.
Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện. CĐS NN&PTNT là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả hệ thống, của ngành, DN, khoa học công nghệ và đặc biệt là người nông dân, là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại.
Việc thực hiện CĐS bước đầu đã được áp dụng ở các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp mang lại những kết quả hết sức khả quan. Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống.