Theo đó, chỉ số sản xuất tháng 01/2023 của một số ngành tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất kim loại tăng 2,8 lần; sản xuất đồ uống tăng 52,21%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 48,99%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 22,67%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 20,32%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 18,03%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 62,65%.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,96%; Công nghiệp khai khoáng tăng 26,73%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,71%; Cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải ước tăng 51,43% so với cùng kỳ năm trước.
Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng thấp và giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, ngành dệt giảm 65,54%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện 63,03%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 71,25%; in sao chép bản ghi các loại giảm 17,61%; Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 10,86%.
Tháng 1/2023, có một số sản phẩm sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước như: Phân NPK tăng 53,61%; Bia đóng lon tăng 45,89%; Ống thép Hoa Sen tăng 2,8 lần; Bia đóng chai tăng gấp 2,5 lần; Hộp lon bia ước tăng 57,14%; Sữa chua tăng gần 60%; Nước mắm tăng 64...
Thời gian qua, theo phản ánh của các doanh nghiệp, giá cả nguyên, vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển... tăng cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong đó, khâu xuất khẩu, thị trường tiêu thụ giảm, thiếu nguyên liệu hoặc chậm so với kế hoạch. Một số sản phẩm sản xuất ra giảm như: Bao bì và túi bằng giấy giảm 61,64%; Khăn tay, khăn quàng cổ, khăn choàng giảm 60,56%; Bột đá giảm 22,90%; Sợi giảm 65,54%...