Nhịp đập Thị trường 06/09: Room tín dụng được công bố chưa chắc giải khát được cho ngành BĐS?

06/09/2022 13:30

Tới 10h30, chưa tới 4,500 tỷ đồng rót vào sàn HOSE. VN-Index còn tăng 2.4 điểm. Cả ba ngành chiếm trọng số lớn trên 2 sàn là ngân hàng, chứng khoán, bất động sản đều tăng rất nhẹ lần lượt là 0.02%, 0.07%, 0.07%.

Trong tuần này dự kiến sẽ công bố room tín dụng mới của các ngân hàng. Room tín dụng mới sẽ cởi trói cho ngành ngân hàng, giúp triển khai gói bù lãi suất 2%, đồng thời nó cũng mở ra một hy vọng cho các doanh nghiệp bất động sản đang khát vốn. Tuy nhiên, việc chính thức công bố tỷ lệ này có thể sẽ không làm thị trường chứng khoán nhiều biến động, vì room tín dụng còn lại trong năm không phải là nhiều (trên lý thuyết là khoảng hơn 4%).

Đồng thời hiện tại cũng không hề có một văn bản nào cấm dòng vốn chảy vào tín dụng bất động sản. Rất có thể việc siết tín dụng bất động sản sẽ do các ngân hàng tự thực hiện nhằm để bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình. 

Theo IMF, một thị trường bất động sản mà để mua một căn hộ, những người lao động có thu nhập trung bình phải dành ra tới 30 năm tiền lương trở lên là có dấu hiệu “bong bóng”. Tính toán của IMF cho thấy, tại Việt Nam người lao động có thu nhập trung bình phải bỏ ra tới 57 năm tiền lương mới mua được một căn hộ. Con số này vượt xa mức quy định một thị trường bất động sản bong bóng thông thường. Giao dịch bất động sản trong thời gian gần đây chủ yếu là của các nhà đầu tư dự án và các nhà đầu tư thứ cấp (đầu cơ). Các giao dịch mua nhà để ở cho những tầng lớp lao động trung bình là quá ít. Đây cũng là một chỉ báo cho thấy nguy cơ “bong bóng” bất động sản đang đến gần.

Chính phủ có vẻ chưa siết chặt các dòng vốn vào bất động sản bằng mệnh lệnh và có lẽ cũng không cần làm thế. Các ngân hàng với những kinh nghiệm xương máu sẽ tự bảo vệ mình. Tuy nhiên trên thực tế sẽ không một nhà hoạch định vĩ mô nào muốn giá bất động sản ở mức độ bong bóng. Vì vậy chờ đợi một dòng vốn lớn chảy vào bất động sản là khá khó. Các doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp khó khăn trong một thời gian không ngắn sắp tới cho tới khi tương quan thu nhập và giá bất động sản thay đổi tiến về mức thông lệ thế giới. 

Tăng điểm đầu phiên

Sáng nay các thị trường châu Á trọng điểm tăng giảm nhẹ nhàng trong phạm vi 0.5%, chỉ có IDX Composite đang tăng 0.62%.

Chỉ số phái sinh VN30F2209 mở phiên ATO  tăng nhẹ  1.5 điểm từ 1,286 điểm lên 1287.5 điểm.

VN-Index tăng 3.67 điểm (0.29%) lên 1,281.02 điểm. VN30 tăng 1.74 điểm (0.13%) lên 1,299.89 điểm. HNX-Index tăng 1.19 điểm (0.41%) lên 294.01 điểm, chỉ số UPCoM tăng 0.12 điểm (0.13%) lên 91.90 điểm. Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá là 230 (1 cổ phiếu  trần)/101(0 cổ phiếu sàn).

Rổ VN30 có 20 cổ phiếu tăng giá 6 cổ phiếu giảm giá. Không có cổ phiếu nào trong rổ tăng giảm quá 1%. Ba cổ phiếu giảm giá nhiếu nhất là TPB, VJC, MSN đang giảm 1.1%, 0.7%, 0.4%.  VNM, POW, VHM là ba cổ phiếu tăng mạnh nhất trong rổ với mức tăng lần lượt 0.8%, 0.7%, 0.7%.

Không có ngành nào tăng mạnh quá 1.5% nhưng 25 nhóm ngành theo dõi trên VietstockFinance có tới 21 nhóm ngành hiện sắc xanh.

Ngành khai khoáng đang tăng khá 0.7% với việc tăng mạnh của các cổ phiếu ngành than. TVD tăng 2.33%, TDN tăng 3.01%, TC6 tăng 2.63%, NBC tăng 2.79%, MDG tăng 6.75%, HLC tăng 6.04%

Ngành xây dựng tăng nhẹ 1%, chú ý có FCN tăng 2.66%, HHV (2.31%), LCG (1.77%), PC1 (3.37%), VCG (3.79%).

Nếu không có những biến động bất ngờ, có thể hôm nay sẽ xảy ra kịch bản là một ngày giao dịch với biên độ thấp với khối lượng giao dịch thấp hơn 20 ngày.

Bạn đang đọc bài viết "Nhịp đập Thị trường 06/09: Room tín dụng được công bố chưa chắc giải khát được cho ngành BĐS?" tại chuyên mục Chứng khoán. Mọi bài vở cộng tác xin liên hệ hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).  
Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).