Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Yokohama (Nhật Bản). Ảnh: Reuters
Hồi giữa tháng 8, Nhật Bản trải qua mức đỉnh của làn sóng dịch thứ năm với hơn 23.000 ca mắc mới/ngày. Giờ đây, con số này giảm xuống chỉ còn khoảng 170 ca, và số ca tử vong duy trì ở mức một con số.
Nhiều người cho rằng Nhật Bản đạt được thành công này nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, người dân tuân thủ đeo khẩu trang và nhiều yếu tố khác. Nhưng theo một số nhà nghiên cứu, tốc độ suy giảm số ca bệnh ở Nhật Bản nhanh hơn nhiều so với các quốc gia khác có điều kiện tương tự.
Trong quá trình virus đột biến, protein nsp14 được cho là sẽ giúp bộ gien virus “tự hiệu đính lỗi” để tránh “thảm họa”. Nhưng với làn sóng COVID-19 thứ năm ở Nhật Bản, protein nsp14 của biến thể Delta có thể đã thất bại trong việc này, Inoue lập luận. Nhóm chuyên gia gọi đột biến có liên quan đến protein sửa lỗi là A394V.
Những gì xảy ra với làn sóng dịch thứ năm ở Nhật Bản không được ghi nhận ở bất cứ quốc gia nào khác, kể cả ở các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc, nơi người dân có nhiều điểm tương đồng với cư dân Nhật Bản về mặt di truyền.
Ituro Inoue, một nhà di truyền học tại Viện Di truyền Quốc gia, tin rằng Nhật Bản đã gặp may khi biến thể Delta “leo lên vị trí thống trị rồi tự diệt trừ chính nó”.
Hiện, Inoue và các đồng nghiệp đang nghiên cứu các đột biết của virus SARS-CoV-2, cũng như cách virus này bị ảnh hưởng bởi protein nsp14, một chất rất quan trọng đối với sự sinh sản của virus.
Các virus RNA - bao gồm virus SARS-CoV-2 - có tỷ lệ đột biến rất cao, giúp chúng nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, đặc tính này cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện của cái gọi là “thảm họa lỗi”, khi các đột biến xấu chồng chất, cuối cùng gây ra sự tuyệt chủng của một dòng biến thể.
“Chúng tôi thực sự bị sốc khi phát hiện ra điều này. Biến thể Delta ở Nhật Bản dễ lây truyền đến mức có thể nhanh chóng leo lên ngôi thống trị. Nhưng khi các đột biến chồng chất lên nhau, chúng tôi tin rằng virus đã bị lỗi và không thể tự tạo ra các bản sao của chính nó” - nhà di truyền học Ituro Inoue.
Trong quá trình virus đột biến, protein nsp14 được cho là sẽ giúp bộ gien virus “tự hiệu đính lỗi” để tránh “thảm họa”. Nhưng với làn sóng COVID-19 thứ năm ở Nhật Bản, protein nsp14 của biến thể Delta có thể đã thất bại trong việc này, Inoue lập luận. Nhóm chuyên gia gọi đột biến có liên quan đến protein sửa lỗi là A394V.
“Chúng tôi thực sự bị sốc khi phát hiện ra điều này. Biến thể Delta ở Nhật Bản dễ lây truyền đến mức có thể nhanh chóng leo lên ngôi thống trị. Nhưng khi các đột biến chồng chất lên nhau, chúng tôi tin rằng virus đã bị lỗi và không thể tự tạo ra các bản sao của chính nó”, Inoue nói với tờ Japan Times.
Giả thuyết này được cho là có liên quan đến chủng virus SARS hồi năm 2003, và có thể là lý do khiến virus này không gây ra đại dịch dai dẳng như SARS-CoV-2. Tuy nhiên, do đợt bùng phát SARS 2003 chấm dứt tương đối nhanh chóng, nên các chuyên gia không thể thu thập đủ dữ liệu di truyền để xác thực giả thuyết này.
Inoue cho biết đột biến tương tự với A394V đã được phát hiện ở ít nhất 24 quốc gia. Inoue và nhóm của ông dự định sẽ xuất bản một báo cáo chi tiết về phát hiện của họ vào cuối tháng 11.
Ngay cả khi giả thuyết về sự tuyệt chủng tự nhiên được xác nhận, thì Inoue tin rằng các biến thể mới vẫn có thể xâm nhập Nhật Bản, đảo ngược thành quả chống dịch.
Thủ đô Tokyo của Nhật Bản đang chuẩn bị cho kịch bản xảy ra một làn sóng dịch mới vào mùa đông, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sống chung với COVID-19. Chính phủ Nhật Bản được cho là có kế hoạch nới lỏng các lệnh hạn chế đi lại bằng cách tăng số lượng người được phép nhập cảnh mỗi ngày từ 3.500 lên 5.000.