Ngày 22/2, Bộ Y tế công bố 55.879 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới tại 62 tỉnh, thành phố. Đây là số lượng ca nhiễm được ghi nhận cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Số lượng trường hợp khỏi bệnh, xuất viện dao động ở mức 10.00 người và thêm 77 trường hợp tử vong do Covid-19 trong ngày.
TP.HCM nghi ngờ Omicron chiếm đa số
Tại buổi họp giao ban của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM chiều 22/2, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết có khả năng biến chủng Omicron đang chiếm đa số trên địa bàn.
Cụ thể, trong 92 mẫu bệnh phẩm được lấy ngẫu nhiên giai đoạn từ 10/2 đến 17/2, kết quả cho thấy có 70 mẫu được phát hiện nhiễm biến chủng Omicron, chiếm tỷ lệ 76%.
Các trường hợp này được phát hiện bằng kỹ thuật rRT-PCR tầm soát Omicron do Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thực hiện.
Các mẫu bệnh phẩm được lựa chọn ngẫu nhiên từ bệnh nhân nội viện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, các bệnh viện trên địa bàn thành phố gửi đến, mẫu xét nghiệm Covid-19 thực hiện ngoại trú.
Để khẳng định, nhóm đã chọn 19 mẫu đại diện từ tổng số 26 mẫu có kết quả rRT-PCR nghi Omicron thu nhận trong thời gian từ ngày 10/2 đến 13/2, kết quả 100% là biến chủng Omicron.
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM nhận định đây là cơ sở khoa học cho thấy biến chủng Omicron tại TP.HCM đang tăng cao, chiếm ưu thế. Điều này cũng một phần lý giải số ca mắc Covid-19 có chiều hướng tăng.
Hà Nội lần đầu ghi nhận trên 6.000 ca nhiễm
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 21/2 đến 18h ngày 22/2, trên địa bàn thành phố ghi nhận 6.860 ca mắc Covid-19 (tăng 1.382 ca so với ngày trước đó). Trong đó, 1.977 ca được phát hiện tại cộng đồng; 4.883 ca đã cách ly.
Các bệnh nhân mới phát hiện có địa chỉ tại tại 517 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Những quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày là Đông Anh (435), Hoàng Mai (423), Nam Từ Liêm (393), Sóc Sơn (377), Bắc Từ Liêm (329).
Như vậy, tính từ ngày 29/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 213.855 ca mắc Covid-19, cao thứ 3 cả nước về tổng số ca nhiễm, sau TP.HCM (523.794) và Bình Dương (294.382).
Tại buổi gặp gỡ lực lượng tuyến đầu chống dịch tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhận định Hà Nội là địa bàn rộng, dân cư đông, nên công tác phòng, chống dịch gặp nhiều khó khăn.
Thế nhưng, thành phố đã vượt qua, kiểm soát tốt dịch bệnh và đạt được kết quả phòng, chống dịch ấn tượng. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do Covid-19 của Hà Nội thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước.
Số ca nhiễm cao kỷ lục ở nhiều địa phương
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương ngày 22/2, toàn tỉnh có 2.485 ca mắc Covid-19 mới, cao nhất từ trước tới nay. Số F0 khỏi bệnh và tử vong trong ngày cũng nhiều nhất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện trên địa bàn.
So với ngày 21/2, số ca mắc mới tăng 670 trường hợp. Trong đó, số ca mắc trong cộng đồng cao với 788 trường hợp được phát hiện qua sàng lọc cộng đồng và 481 F0 qua xét nghiệm ho sốt cộng đồng.
Ngoài ra, 1.186 F1 đã được cách ly trước đó, 15 trường hợp sàng lọc tại các cơ sở y tế, 5 trường hợp là nhân viên y tế và 10 trường hợp về từ các tỉnh khác.
Tín hiệu lạc quan là số F0 khỏi bệnh trong ngày cũng đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay với 2.602 trường hợp, tăng 895 trường hợp so với ngày trước đó. Tuy nhiên, toàn tỉnh cũng ghi nhận số F0 tử vong trong ngày nhiều nhất từ trước tới nay với 6 trường hợp, đều là người cao tuổi, bệnh nền, chưa tiêm hoặc mới tiêm 1-2 mũi vaccine.
Theo Sở Y tế Bắc Giang, đến 16h ngày 22/2, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.500 ca mắc mới Covid-19 tại Lạng Giang (1.801), Lục Nam (399), Hiệp Hòa (98), Yên Dũng (72), Việt Yên (64), TP.Bắc Giang (44), Sơn Động (22).
Trong 7 ngày qua, số ca nhiễm ghi nhận tại tỉnh này là 9.930, trung bình mỗi ngày tăng 1.416 F0.
Nguồn: Cổng thông tin tỉnh Bắc Giang. |
Về đánh giá cấp độ dịch, toàn tỉnh có 2 huyện cấp độ 3 (nguy cơ cao) là Hiệp Hòa và Lạng Giang. 5 huyện cấp độ 2 là Việt Yên, Tân Yên, Yên Thế, Yên Dũng, Sơn Động. Huyện Lục Ngạn và Lục Nam cấp độ 1.
Các xã, phường thị trấn có 10 đơn vị cấp độ 4 là TP.Bắc Giang (4), Hiệp Hoà (3), Yên Thế (2), Lạng Giang (1); 36 đơn vị cấp độ 3.
Theo thống kê từ 6 giờ ngày 21/2 đến 6 giờ 22/2, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 2.842 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó, 2.262 ca mắc có nguy cơ cộng đồng; 580 ca trong khu cách ly y tế vùng/cách ly tập trung/cách ly tại nhà.
Trong đó, TP Bắc Ninh nhiều nhất với 401 ca. Các địa phương còn lại là Tiên Du (383), TP Từ Sơn (388), Lương Tài (215), Quế Võ (243), Gia Bình (194), Thuận Thành (269), Yên Phong 749 ca.
Trong 7 ngày qua, số ca nhiễm ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh là 13.913, trung bình mỗi ngày tăng 1.988 F0.
Đắk Lắk và một số tỉnh Tây Nguyên có sự gia tăng số ca mắc Covid-19 trong nhiều ngày qua.
Trong 7 ngày qua, số ca nhiễm ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk là 4.530. Riêng ngày 22/2, tỉnh này lần đầu có gần 1.000 ca bệnh, cao nhất từ trước đến nay.
Tại cuộc họp trực tuyến ngày 22/2 với các địa phương về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 và công tác tổ chức dạy và học tại các cơ sở giáo dục tỉnh Đắk Lắk, bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết tính đến chiều cùng ngày, toàn tỉnh ghi nhận 24.469 F0, trong đó có 106 trường hợp tử vong, 17.584 người khỏi bệnh.
Nguồn: Sở Y tế Đắk Lắk. |
Toàn tỉnh hiện còn 6.779 trường hợp được điều trị. Tính riêng từ ngày 14/2 đến nay, Đắk Lắk có 1.649 trường hợp dưới 18 tuổi mắc bệnh, trong đó trẻ 0-2 tuổi có 139 trường hợp, trẻ 3-5 tuổi có 261 trường hợp, trẻ 6-11 tuổi có 801 trường hợp và trẻ 12-17 tuổi có 448 trường hợp.
Theo báo cáo của CDC tỉnh Hòa Bình, tính đến 16h ngày 22/2, trên địa bàn ghi nhận 2.087 ca mắc Covid-19 mới, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, 1.485 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng, 602 người đã được cách ly trước đó.
Trong số này, ngành y tế ghi nhận 582 trường hợp dưới 18 tuổi, 1.433 người trong độ tuổi 18 - 65, 72 trường hợp trên 65 tuổi; 429 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng Covid-19, 24 trường hợp tiêm một mũi, 1.634 trường hợp tiêm đủ 2 mũi trở lên.
Số ca mắc Covid-19 ghi nhận tại tỉnh Hòa Bình kể từ sau ngày 1/2 đến nay | |||||||||||||||||||||||
Nguồn: Bộ Y tế. | |||||||||||||||||||||||
Nhãn | 1/2 | 2/2 | 3/2 | 4/2 | 5/2 | 6/2 | 7/2 | 8/2 | 9/2 | 10/2 | 11/2 | 12/1 | 13/2 | 14/2 | 15/2 | 16/2 | 17/2 | 18/2 | 19/2 | 20/2 | 21/2 | 22/2 | |
Số ca F0 trong ngày | người | 229 | 130 | 212 | 258 | 395 | 523 | 585 | 944 | 18 | 1073 | 879 | 884 | 894 | 897 | 898 | 974 | 1256 | 1567 | 1871 | 1797 | 1782 | 2087 |
Các địa phương ghi nhận ca nhiễm gồm Lương Sơn (376), TP Hòa Bình (585), Đà Bắc (81), Cao Phong (100), Tân Lạc (139), Mai Châu (117), Lạc Sơn (208), Yên Thủy (107), Kim Bôi (221), Lạc Thủy (104), Bệnh viện Đa khoa tỉnh (47), Bệnh viện dã chiến 2 ca.
Ngày 22/2, tỉnh Lào Cai ghi nhận 2.056 trường hợp mắc Covid-19, tăng 875 trường hợp so với ngày 21/2.
Số ca nhiễm được phát hiện chủ yếu ở TP Lào Cai (929), Bảo Yên (413), thị xã Sa Pa (266), Bảo Thắng (148), Văn Bàn (101), Bát Xát (86), Bắc Hà (53), Mường Khương (38), Si Ma Cai (17), các địa phương khác 5 trường hợp.
Bộ Y tế dự báo phát sinh nhiều chuỗi lây nhiễm mới
Ngày 21/2, Bộ Y tế đã gửi Công điện 235 đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Trong văn bản này, Bộ Y tế cho biết dịch Covid-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến khó lường tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, với tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên toàn quốc, đến nay dịch cơ bản đang được kiểm soát, tuy nhiên, trong thời gian gần đây số trường hợp mắc, kể cả số trường hợp tăng nặng và nguy kịch đang có xu hướng gia tăng.
Người dân bái vọng tại tổ đình Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Việt Linh. |
Dự báo trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại và mùa lễ hội năm 2022, Bộ Y tế đánh giá có thể tiếp tục ghi nhận chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng.
Trong bối cảnh dần mở cửa các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế trở lại sẽ làm gia tăng số nhập viện, tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến nhóm đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền).
Để chủ động kiểm soát tình hình dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các hướng dẫn của Bộ về phòng, chống dịch.
Các địa phương chủ động điều trị toàn diện, phân tầng điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong là ưu tiên hàng đầu. Công tác tiêm chủng được Bộ Y tế nhấn mạnh “thần tốc hơn nữa”, đảm bảo bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên và đủ liều cơ bản cho trẻ 12-17 tuổi.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi ngay khi Bộ có hướng dẫn.