Dầu tăng hơn 2% do tồn kho của Mỹ giảm
Giá dầu tăng trong phiên cuối tuần do phản ứng với việc lượng dầu tồn trữ của Mỹ giảm và những dấu hiệu cho thấy nhu cầu mạnh mẽ đến từ Châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 1,43 USD (1,93%) lên 75,55 USD; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 1,62 USD, tương đương 2,2%, ở mức 74,56 USD.
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group ở Chicago cho biết: “Thị trường lúc này chỉ tập trung vào hai thông tin chính: Lượng dầu tồn trữ của Mỹ giảm kỷ lục và triển vọng của việc Iran quay trở lại thị trường xuất khẩu dầu dần trở nên mờ nhạt”.
Tuy nhiên, giá dầu ở cả hai bờ Đại Tây Dương tính chung cả tuần này hầu như không thay đổi, mặc dù mỗi ngày đều biến động khá mạnh.
Vàng tăng
Giá vàng tăng khá mạnh trong phiên cuối tuần do lo ngại về biến thể Delta khiến USD yếu đi và có thể khiến đà hồi phục kinh tế toàn cầu bị chậm lại.
Kết thúc phiên giao dịch 9/7, giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.810,99 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2021 tăng 0,6% lên 1.810,6 USD/ounce.
Bart Melek, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa của TD Securities cho biết: “Chúng ta vẫn tiếp tục gặp rắc rối do virus Covid-19 biến thể Delta – yếu tố có thể làm chậm tiến độ hồi phục kinh tế, không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới”.
Vàng vốn được coi là hàng rào chống lại những bất ổn kinh tế và chính trị cũng như lạm phát gia tăng. Do đó, kim loại quý này đã thu hút người mua khi tình trạng thiếu hụt vắc xin xảy ra và các biến thể của virus Covid-19 đã dẫn đến những hạn chế mới, đặc biệt là ở Đông Nam Á.
Đồng USD yếu đi cũng làm tăng độ bóng của vàng thỏi bằng cách làm cho vàng trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Nickel cao nhất 4 tháng, đồng tăng vọt
Giá nickel đạt mức cao nhất trong vòng bốn tháng do nhu cầu theo tính chất mùa vụ trở nên ổn định hơn cộng thêm việc nhà đầu tư mua mới vì lạc quan về triển vọng của kim loại này trong một nền kinh tế xanh hơn ở tương lai.
Kết thúc phiên giao dịch, giá nickel kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 2,2% lên 18.740 USD/tấn, mức tăng mạnh nhất kể từ 3/3.
Giá đồng và các kim loại công nghiệp khác cũng tăng sau khi Trung Quốc – nước tiêu dùng hàng hóa hàng đầu thế giới - cho biết họ sẽ cắt giảm lượng tiền mặt dự trữ bắt buộc của các ngân hàng trung ương để thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Giá đồng kỳ hạn tham chiếu trên sàn London phiên vừa qua cũng tăng 2,1% lên 9.514 USD/tấn.
Ngô và lúa mì giảm, đậu tương tăng
Giá ngô Mỹ giảm trong phiên cuối tuần và tính chung cả tuần cũng giảm mạnh 12% do mưa đã tới ở những khu vực trồng trọt chính thuộc khu vực Trung Tây nước Mỹ.
Kết thúc phiên 9/7, giá ngô trên sàn Chicago giảm 6-3/4 cent xuống 5,17 USD/bushel, tính chung cả tuần mất 12,22% trong tuần, mức giảm nhiều nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 14/5.
Giá lúa mì cũng giảm theo giá ngô, sông mức giảm vừa phải bởi thời tiết ở các khu vực Đồng bằng phía Bắc nước Mỹ vẫn khô hạn. Lúa mì kỳ hạn tham chiếu giảm 3 US cent xuống 6,15 USD/bushel, tính chung cả tuần giá giảm 5,78%.
Riêng giá đậu tương tăng do dự báo thời tiết dài hạn lại trở nên khô nóng. Đậu tương phiên này tăng 9-3/4 cent, kết thúc ở mức 13,29-1/4 USD/bushel, nhưng tính chung cả tuần vẫn giảm 4,99%.
Đường thấp nhất 1 tháng
Giá đường thô kỳ hạn đã giảm 4 phiên liên tiếp, kết thúc phiên vừa qua ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7 đến nay do một số quỹ thanh lý hàng khi các mức kỹ thuật bị phá vỡ.
Theo đó, giá đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,17 cent, tương đương 1,0%, xuống 17,28 cent/lb, mức giá thấp nhất kể từ ngày 30/6. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 phiên này cũng giảm 7,10 USD, tương đương 1,6%, xuống 426,10 USD/tấn.
Cà phê giảm
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 0,75 US cent, tương đương 0,5%, xuống 1,515 USD/lb, do ngày càng có nhiều người cho rằng các diện tích cà phê ở Brazil nhìn chung đã thoát khỏi tình trạng bị ảnh hưởng bởi những đợt sương giá gần đây.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 phiên này cũng tăng 37 USD, tương đương 2,2%, lên 1.744 USD/tấn.
Dầu cọ tăng tuần thứ 3 liên tiếp
Giá dầu cọ Malaysia kỳ hạn tương lai tăng 2% trong phiên vừa qua, tính chung cả tuần tăng tuần thứ 3 liên tiếp, do đồng ringgit yếu đi khiến giá dự báo sản lượng bị thắt chặt càng thúc đẩy các nhà giao dịch mua vào.
Dầu cọ kỳ hạn tháng 9 trên sàn Bursa (Malaysia) phiên cuối tuần tăng 90 ringgit, tương đương 2,39%, lên 3.859 ringgit (922,21 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng 1,8%, là chuỗi tuần tăng giá dài nhất kể từ đầu tháng 1.
Quặng sắt giảm tuần thứ 4 liên tiếp do Trung Quốc kiểm soát sản lượng thép
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc giảm vào thứ Sáu (9/7) và ghi nhận mức giảm tuần thứ tư liên tiếp, do lo ngại về việc Trung Quốc kiểm soát sản lượng thép làm lu mờ nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép.
Kết thúc phiên 9/7, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên giảm 3,7% xuống 1.163 CNY (179,25 USD)/tấn. Tính chung cả tuần này, giá đã giảm 1,6%. Giá quặng sắt 62% nhập khẩu giao ngay tại cảng biển Trung Quốc mới nhất là 219 USD/tấn.
Thép tiếp tục tăng
Giá thép tiếp tục tăng do lo ngại sản lượng thép giảm vì sự kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc. Theo đó, giá thép thanh vằn kỳ hạn tháng 10 – kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải – tăng 0,3% lên 5.428 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, tăng 0,4% lên 5.795 CNY/tấn.
Thép cây và thép cuộn cán nóng lần lượt tăng 5,9% và 7% trong tuần này.
Cao su thấp nhất 8 tháng do lo ngại virus Covid-19 biến thể Delta
Giá cao su kỳ hạn tương lai giao dịch tại Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 8 tháng do sự gia tăng đột biến số ca nhiễm virus biến thể Delta ở Nhật Bản và một số quốc gia khác, làm giảm nhu cầu đối với những tài sản rủi ro cao.
Kết thúc phiên giao dịch, cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn Osaka giảm giảm 0,6 yên xuống 216,4 yên (2,0 USD)/kg, sau khi có lúc trong phiên này chạm mức thấp nhất ngày 11 tháng 11 là 212,2 yên. Tính chung cả tuần, giá đã giảm 0,8%.
Trên sàn Thượng Hải (Trung Quốc), giá cao su kỳ hạn tháng 9 cũng giảm 20 CNY xuống 13.315 CNY (tương đương 2.053 USD)/tấn.
Riêng ở sàn Singapore, giá cao su tăng, với hợp đồng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,4% lên 162,9 US cent/kg.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 10/7: