Theo CNN, 2021 được xem là năm của vaccine với mong muốn thế giới thoát khỏi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 chưa thể kết thúc.
Ảnh minh họa. Nguồn: CNN
Năm 2021, hàng triệu người đã tử vong khi biến thể Delta thống trị trên toàn cầu. Các chương trình tiêm chủng được phát động nhưng lại nảy sinh nhiều vấn đề gây tranh cãi. Sự chênh lệch về tỷ lệ tiêm chủng giữa các quốc gia nghèo và giàu, vấn đề phát sinh từ những người đã tiêm và chưa tiêm vaccine đang khiến thế giới tiếp tục rơi vào loạt căng thẳng vì vaccine. Đây cũng là năm của các tuyên bố lớn những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các trận hỏa hoạn và lũ lụt từ California đến Siberia đã khiến nhân loại phải chú ý.
Và 2021 cũng là năm ảnh hưởng lớn của truyền thông xã hội trong các vấn đề tấn công mạng và những thông tin xấu - độc lan truyền. Mối lo ngại của người dân trên thế giới trước lo ngại sự chế ngự của công nghệ.
Vaccine
Một số khảo sát cho rằng mối lo ngại ngày càng gia tăng của người dân trên khắp thế giới trong việc ứng phó với dịch bệnh. Khảo sát nghiên cứu của Pew tại 17 nước cho thấy khoảng 2/3 người dân ở Italy, Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc, Hy Lạp, Pháp, Bỉ và Nhật Bản tin tưởng hệ thống chính trị cần phải có sự thay đổi lớn hoặc ít nhất cần cải tổ. Tuy nhiên, hầu hết những người được hỏi đều trả lời rất ít hoặc không tin tưởng những thay đổi đó sẽ có thể được thực hiện trong năm 2022. Mối lo lắng cũng kéo dài xuất phát từ căng thẳng kinh tế trong suốt dịch bệnh. Tại Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp, khảo sát cho biết ít nhất 8/10 người tin rằng hệ thống kinh tế cần phải thay đổi lớn hoặc phải đại tu hoàn toàn. 2/3 người dân ở Mỹ và Pháp tin vào điều này mặc dù kinh tế phương Tây có sự phục hồi mạnh mẽ sau khi nới lỏng hạn chế đi lại.
Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến ứng phó dịch bệnh cũng đang gây ra nhiều tranh cãi. Dịch bệnh kéo dài gần 2 năm qua khiến chính phủ các nước trên thế giới hầu hết đều đau đầu vì các làn sóng lây nhiễm Covid-19. Trong cuộc khảo sát ở 13 nền kinh tế phát triển, khảo sát của Pew cho biết 34% người dân cảm thấy đất nước họ đoàn kết hơn trong thời kỳ đại dịch nhưng tới 60% lại cho rằng sự chia rẽ quốc gia đang trở nên tồi tệ hơn kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Thêm vào đó, ngay cả khi thế giới bắt đầu chiến dịch vaccine nhằm ứng phó với dịch bệnh, các vấn đề bất bình đẳng vẫn tồn tại. Trong khi một số người dân tiêm chủng đầy đủ trong chương trình vaccine thì số khác lại tỏ ra thờ ơ với vaacine, thậm chí xem đây là cuộc tấn công vào tự do cá nhân khi yêu cầu bắt buộc tiêm vacine áp dụng.
Các vấn đề do dự tiêm vaccine đã trở thành một trong tiêu điểm của năm, đặc biệt ở Đức và Mỹ – hai quốc gia vẫn ghi nhận số ca tử vong cao do Covid-19 trong tháng 12.
Mặt khác, các cuộc biểu tình phản đối các yêu cầu y tế bắt buộc ở Pháp và Italy cũng đang trở nên rầm rộ hơn. Theo CNN, vào một ngày cuối tuần lạnh giá trong tháng 12, hơn 40.000 người dân Áo đã tham gia cuộc biểu tình phản đối đóng cửa và bắt buộc tiêm chủng vaccine. Thậm chí, một số cuộc biểu tình phản đối ở Đức và Hà Lan đã trở thành bạo lực. Có lẽ đây là các vấn đề gây tranh cãi trên thế giới trong suốt một năm qua. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia khác, nhân viên y tế đang chống chọi lại với đại dịch, thậm chí là không có cơ hội tiêm phòng. Các mũi tiêm tăng cường đã triển khai ở Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, chỉ 2,5% trong số 6,4 tủ liều vaccine được cấp phép trên toàn cầu có thể triển khai ở châu Phi.
Trong năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo nhiều lần về các rủi ro và sự chênh lệch vaccine. Và năm 2021, điều đó đã trở thành hiện thực.
Đại dịch vẫn hoành hành trên toàn cầu và hệ lụy gây ra sự gia tăng đáng kinh ngạc đối với các vấn đề sức khỏe tinh thần trên toàn cầu, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Theo thống kê, các phòng khám cấp cứu vì tự tử đã tăng lên 51% đối với lứa tuổi thanh thiếu niên vào đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2019.
Biến đổi khí hậu
Một vấn đề khác nữa là biến đổi khí hậu. Đại diện của Thụy Điển về vấn đề biến đổi khí hậu Greta Thunberg từng nhấn mạnh rằng "hy vọng của chúng ta đang trở thành những lời hứa trống rỗng từ các cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu. Đến hiện tại, thế giới vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ này như chưa từng có sự hứa hẹn".
Tại hội nghi thượng đỉnh về biến đổi khí hậu năm nay, các nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ loại bỏ loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất là than đá theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, theo CNN, thế giới ngoài kia vẫn đang cố gắng khắc phục sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng sau đại dịch. Trước diễn biến giá dầu và khí đốt tăng chóng mặt, chính quyền Tổng thống Biden đã phải yêu cầu OPEC mở kho dự trữ năng lượng nhằm giảm tải cho thị trường khí đốt trên toàn cầu.
Những đợt tăng giá khí đốt đã gây ra mức độ lạm phát chưa từng thấy ở phương Tây và khiến châu Âu phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu của Nga.
Năm 2021 sẽ là tiền đề cho định hướng tiếp theo vào năm tới và xa hơn nữa. Chắc chắn rằng, thế giới sẽ tiếp tục phải đối phó với dịch bệnh và nỗ lực ứng phó với hậu quả kinh tế và xã hội./.