Alphanam Group: ‘Hạt sạn’ trong môi trường kinh doanh và thị trường bất động sản?

07/09/2022 08:54

Đi đôi với danh tiếng là những “tai tiếng” gắn liền với hàng loạt dự án bất động sản của Alphanam Group, có thể kể tới như: Dự án chung cư King Palace, Dự án Altara Residences Quy Nhơn, Golden Square Đà Nẵng,... Liệu có hay không việc “bất chấp” sai phạm, “bán đứng” chính khách hàng của mình để đạt được những tư lợi cá nhân?

Đó là vấn đề đang diễn ra tại doanh nghiệp với cái tên không hề xa lạ trong làng BĐS Hà Nội mang tên Alphanam Group được thành lập từ ngày 19/8/1995, với xuất phát điểm là một nhà thầu cơ điện. Trải qua hơn 1/4 thế kỷ, Alphanam Group hiện là Tập đoàn kinh tế đa ngành với các lĩnh vực mũi nhọn là bất động sản, sản xuất công nghiệp, khách sạn – du lịch và giáo dục tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. 

z3701752057668-aec8a64703ee6683f7f2724e93895a85-1662509459.jpg
Một 'hạt sạn' điển hình của Alphanam Group tại Dự án Tòa nhà hỗ hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn căn hộ và nhà ở King Palace.

Thời gian gần đây, thị trường bất động sản liên tiếp đón nhận những thông tin không mấy tích cực liên quan tới những sai phạm nghiêm trọng tại các dự án lớn, tập đoàn tên tuổi gây chao đảo thị trường bất động sản trong nước. Với những biến động như vậy, thị trường bất động sản Việt Nam đang siết chặt, dự án chậm tiến độ buộc phải bị thu hồi, dự án không hoàn thành nghĩa vụ tài chính cần phải xử phạt nặng làm gương. Thế nhưng, tập đoàn Alphanam – đơn vị sở hữu nhiều dự án sai phạm không hiểu vì sao vẫn “nằm ngoài pháp luật”, để những sai phạm tiếp tục tồn tại và ngày càng “phình to” theo số lượng dự án mới của tập đoàn?Dự án chung cư King Palace 108 Nguyễn TrãiCuối tháng 6/2022, tại dự án King Palace (108 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội), địa điểm được quảng bá là "nơi ở của những vị vua" đã bị hàng trăm cư dân tập trung, treo căng rôn đòi quyền lợi từ chủ đầu tư với nội dung: “Đề nghị chủ đầu tư hoàn thiện dịch vụ và tiện ích, bàn giao sổ hồng và tổ chức hội nghị nhà ở”. Được biết, đây là những hành động đòi hỏi quyền lợi của khách hàng tại dự án King Palace tới Công ty Cổ phần Bất động sản Hoa Anh Đào (chủ đầu tư) khi đã gần 2 năm trôi qua, cư dân mua nhà tại án King Palace chưa nhận được Sổ Hồng.Liên quan tới vấn đề này, văn phòng Đăng ký đất đai TP Hà Nội từ chối đề nghị thẩm định điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở để bán (tên thương mại là dự án chung cư King Palace) cho chủ đầu tư Hoa Anh Đào do không có các chứng từ thể hiện việc nộp nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư vào ngân sách nhà nước. Cụ thể, văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội gửi xuống cho biết từ chối hồ sơ cấp sổ cho chủ đầu tư với lý do: Chưa có hợp đồng thuê đất, chưa đo mốc giới và đóng các điều kiện về mặt tài chính, thuế đất của chủ đầu tư chưa hoàn thiện.

Về nguồn gốc khu đất, ngày 10/6/2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khi đó là ông Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tòa nhà hỗn hợp thương mại dịch vụ văn phòng khách sạn căn hộ nhà ở để bán với tên gọi King Palace. Sau đó 2 tháng, ông Nguyễn Đức Chung tiếp tục ký quyết định thu hồi 6.973m2 đất tại 108 Nguyễn Trãi thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội giao cho CTCP Bất động sản Hoa Anh Đào thực hiện dự án tòa nhà King Palace.Tuy nhiên, năm 2018, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm liên quan tới việc không thu: tiền chậm tiến độ, thu nhập doanh nghiệp tại dự án chung cư King Palace trong quá trình hình thành dự án. Cụ thể, theo kết luận của TTCP: Công ty CP dụng cụ số 1 chuyển nhượng phần vốn góp và nhận hỗ trợ với giá trị là 127,531 tỷ đồng, sau khi trừ đi chi phí hỗ trợ di dời, hỗ trợ ngừng việc, thanh toán chế độ cho CBNV, doanh thu chịu thuế là 92,560 tỷ đồng nhưng không kê khai. Bên cạnh đó, cơ quan thuế không tiến hành kiểm tra, đôn đốc thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Đoàn thanh tra tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là hơn 20,363 tỷ đồng.

Dự án Golden Square Đà NẵngTiếp đến, Dự án Golden Square Đà Nẵng của Alphanam Group – dự án nghìn tỷ sở hữu vị trí “vàng” với 4 mặt tiền tiếp giáp những tuyến đường huyết mạch của TP. Đà Nẵng cũng được nhiều người nhớ tới với những “bê bối” liên quan tới quy hoạch, mật độ xây dựng,.. Tháng 3/2022, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã có báo cáo mới nhất về kết quả triển khai Công văn số 143/KTNN-TH ngày 25/6/2021 của Kiểm toán Nhà nước kiểm toán Chuyên đề việc quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng tại các đô thị giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Theo Kiểm toán Nhà nước khu vực III, qua kiểm toán tại Dự án Golden Square đã phát hiện điều chỉnh khối tháp chung cư tăng 3 tầng (từ 36 tầng thành 39 tầng); khối văn phòng chuyển đổi công năng thành 288 phòng khách sạn và tăng thêm 2 tầng (từ 21 lên 23 tầng); khối khách sạn tăng 2 tầng (từ 27 tầng thành 29 tầng).Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch không thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 47 Luật Quy hoạch đô thị 2009. Ngoài ra, điều chỉnh quy hoạch chưa đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2008/BXD và QCVN 01:2019/BXD.Đối chiếu vào Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (mục 2.8.6 QCVN 01:2008/BXD), Kiểm toán Nhà nước cho rằng, theo quy định, mật độ xây dựng tối đa công trình có diện tích 10.446 m2 là 44,8%. Trong khi đó, ở dự án này, mật độ xây dựng lên tới 65,3%, vượt 20,5% so với quy định. Không những vậy, tại dự án này, phần diện tích dành cho cây xanh cũng bị “cắt xén” 984 m2, thiếu khoảng xanh trầm trọng. Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng làm rõ các vi phạm trên.

Dự án Sakura Tower, 47 Vũ Trọng PhụngTại thủ đô Hà Nội, nhiều khách hàng chia sẻ trước khi quyết định đầu tư tại dự án King Palce cũng đã khá băn khoăn khi biết được chủ đầu tư dự án này trước đó cũng từng gắn liền với nhiều “lùm xùm” với dự án Sakura Tower tại số 47 Vũ Trọng Phụng. Dự án Sakura Tower do Công ty Cổ phần Hùng Tiến Kim Sơn làm chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vinaconex - Alphanam chịu trách nhiệm thi công. Dự án khởi công từ cuối năm 2009, hiện tại đã trở thành tòa nhà với tên gọi Alphanam.Vào tháng 7 năm ngoái, Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Dự án Nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ, công cộng - Sakura Tower (Sakura Tower) tại 47 Vũ Trọng Phụng do Công ty CP Hùng Tiến Kim Sơn làm chủ đầu tư.Theo đó, Thanh tra Chính phủ xác định, chủ đầu tư dự án Sakura Tower, khởi công xây dựng công trình trước khi được UBND TP Hà Nội cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án, trước khi được cấp phép xây dựng.Cũng theo Thanh tra Chính phủ, dự án xây dựng công trình 28 tầng vượt 2 tầng căn hộ ở so với phương án kiến trúc và hồ sơ xin phép xây dựng; chủ đầu tư cũng đã cho xây dựng 2 tầng kỹ thuật không đúng quy hoạch được phê duyệt và đã tự ý chuyển đổi công năng.

Bạn đang đọc bài viết "Alphanam Group: ‘Hạt sạn’ trong môi trường kinh doanh và thị trường bất động sản?" tại chuyên mục Bất động sản. Mọi bài vở cộng tác xin liên hệ hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).