Thoát ảnh hưởng từ trụ, cổ phiếu vừa và nhỏ tăng “bốc”
Hai cổ phiếu lớn nhất là VIC và VHM quay đầu giảm bù sau màn kéo giá đột biến ngày hôm qua, đã ảnh hưởng đáng kể lên VN-Index. Tuy nhiên thị trường không vì thế mà xấu, độ rộng đang áp đảo ở phía tăng, trong đó nhóm vốn hóa vừa và nhỏ mạnh nhất...
Cổ phiếu ‘họ Vingroup’ giảm đà lao dốc sau khi Bộ Công an bác tin đồn
3 cổ phiếu "họ Vingroup" gồm VIC, VHM, VRE lao dốc sau tin đồn tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup, bị cấm xuất cảnh, nhưng cả nhóm đã phục hồi khi Bộ Công an điều tra 10 cá nhân tung tin thất thiệt.
Xác định người tung tin thất thiệt về ông Phạm Nhật Vượng
Bộ Công an đã xác định được 10 cá nhân có hành vi đưa thông tin thất thiệt liên quan Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng.
Bamboo Capital nhận và thực hiện quyền chuyển đổi 128,75 tỷ đồng trái phiếu Tracodi
Công ty cổ phần Bamboo Capital (mã BCG - sàn HoSE) thông qua nhận chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ và thực hiện chuyển đổi trái phiếu CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, TCD).
Cổ đông lớn giảm sở hữu trước khi đưa cổ phiếu Dược liệu Việt Nam niêm yết sàn HNX
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận niêm yết 35,65 triệu cổ phiếu CTCP Dược liệu Việt Nam (mã DVM) trên sàn HNX từ ngày 19/7.
Nhóm cổ phiếu “Vin”, ngân hàng lao dốc, dòng tiền sụt giảm mạnh
VN-Index bốc hơi hơn 9 điểm sáng nay dưới sức ép rất lớn từ nhiều cổ phiếu trụ lớn trong nhóm ngân hàng và “họ cổ phiếu Vin”. VHM, VIC, VCB và TCB đang là những mã chiếm hai phần ba mức giảm của chỉ số...
Giá vàng hôm nay 10/7: Vàng SJC giảm nhẹ 50.000 đồng
Giá vàng hôm nay 10/7, giá vàng SJC trong nước giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.
Chuyển cổ phiếu PTL của Victory Capital sang diện cảnh báo kể từ ngày 12/7
HOSE vừa có quyết định đưa cổ phiếu PTL của CTCP Victory Capital từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo kể từ ngày 12/7 với lý do âm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2021.
Mã JVC lao dốc, Thiết bị Y tế Việt Nhật "quay xe" hủy kế hoạch phát hành cổ phiếu
Nhờ câu chuyện kỳ vọng “game” tăng vốn, giá cổ phiếu JVC đã tăng từ 16/7/2021 đến 10/1/2022, tương ứng tăng 258% từ 3.520 đồng lên 12.600 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, từ 10/1/2022 đến 7/7/2022, cổ phiếu JVC đã “bốc hơi” 64,3% giá trị về 4.500 đồng/cổ phiếu.
Xác suất Mỹ suy thoái là thấp, chứng khoán Việt Nam sẽ theo kịch bản nào?
Các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đang trong cuộc đua tăng lãi suất, điều này có thể gây ra suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ các yếu tố vĩ mô ổn định, Việt Nam có thể có đủ sức chịu đựng để chống lại suy thoái. Mặt khác, xác suất khả năng xảy ra suy thoái kinh tế tại Mỹ trung bình là 34.5%, được đánh giá là tương đối thấp...
Chứng khoán Mỹ nối dài chuỗi tăng điểm, giá dầu bật mạnh trở lại
Chỉ số S&P 500 đã có 4 phiên tăng điểm liên tiếp trong tháng này sau khi ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ năm 1970 trong nửa đầu năm nay...
Chứng khoán phiên chiều 7/7: Thanh khoản thấp kỷ lục, VN-Index vẫn hồi phục từ đáy
Phiên giao dịch ngày 7/7, VN-Index đóng cửa ở mốc 1166,48, tăng 16,87 điểm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch lại ở mức rất thấp khi chỉ đạt hơn 9 nghìn tỷ đồng.
SSI Research: Dòng vốn vào Việt Nam khó bứt phá trong xu hướng yếu đi toàn cầu
Báo cáo cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu tháng 6 của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy dòng tiền vào các tài sản tài chính duy trì trạng thái thận trọng xuyên suốt tháng 6. Tâm lý các nhà đầu tư ở trạng thái phòng thủ, dẫn tới giảm phân bổ vào các tài sản tài chính rủi ro sau khi Fed tăng mạnh lãi suất lên 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 6 và sẵn sàng đẩy nhanh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2022 nhằm kiểm soát lạm phát và do đó rủi ro suy thoái ngày càng gia tăng.
Trong tháng 6, dòng vốn vào cổ phiếu bơm ròng nhẹ 6 tỷ USD (giảm 27,8% so với tháng trước) trong khi đó dòng vốn vào các quỹ trái phiếu rút ròng tới 63,6 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Trong quý II, dòng vốn ghi nhận rút ròng ở tất cả các tài sản tài chính, từ thị trường cổ phiếu (8 tỷ USD), các quỹ trái phiếu (130,5 tỷ USD) và quỹ tiền tệ (58,1 tỷ USD). Trái với giai đoạn quý I/2020 khi Covid-19 xảy ra, dòng vốn chuyển dịch từ cổ phiếu và trái phiếu vào quỹ tiền tệ sẵn sàng cho các đợt giải ngân, việc dòng vốn ghi nhận sụt giảm liên tục ở tất cả tài sản tài chính thể hiện dòng tiền đã yếu đi rõ nét và cho thấy tín hiệu không mấy tích cực về dòng vốn trong thời gian tới.
Dòng vốn vào thị trường phát triển (DM) ghi nhận mức vào ròng thấp nhất kể từ tháng 7/2019. Dòng vốn DM chỉ bơm ròng 4,6 tỷ USD, giảm tới 67% so với tháng trước và 92% so với cùng kỳ. Đóng góp chủ yếu đến từ thị trường Mỹ (9,5 tỷ USD), trong khi đó dòng tiền rút ròng ở khu vực Tây Âu (9,7 tỷ USD). Tính chung cho 6 tháng đầu năm, dòng vốn phân bổ vào DM đạt 134 tỷ USD, giảm tới 74% so với cùng kỳ.
Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) đảo chiều vào ròng nhẹ, nhờ dòng tiền vào thị trường Trung Quốc trong khi dòng vốn vào các thị trường khác cho thấy tín hiệu yếu đi rõ nét. Dòng tiền vào EM bơm ròng 1,4 tỷ USD, chủ yếu do sự đảo chiều dòng vốn đến thị trường Trung Quốc (+6,8 tỷ USD) sau khi các lệnh giãn cách được xóa bỏ ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, chính sách Zero-Covid sẽ là yếu tố bất lợi nếu Trung Quốc duy trì áp dụng và khiến dòng vốn vào thị trường Trung Quốc không có sự bứt phá. Dòng vốn vào các thị trường châu Á khác phân hóa, như Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam ghi nhận vào ròng vào tháng 6, trong khi đó Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Thái Lan rút ròng. Tuy nhiên, điểm chung là dòng tiền cũng đã thu hẹp đáng kể so với giai đoạn trước.
Không hoảng loạn, cổ phiếu blue-chips giữ nhịp tích cực
Thị trường diễn biến một cách bình tĩnh bất ngờ sau phiên thủng đáy hôm qua. Nhịp giảm sâu nhất kết thúc lúc hơn 10h sau đó cổ phiếu blue-chips phục hồi tích cực kéo VN-Index tăng. Nhà đầu tư nước ngoài cũng quay lại mua ròng...