Các nhà đầu tư đã bày tỏ lo ngại về hiệu ứng dominos từ cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế và thị trường Trung Quốc.
Cổ phiếu ở châu Á đang dao động ở mức giá tham chiếu, trường hợp tương tự cũng xảy ra ở phố Walls sau diễn biến xuống giá tồi tệ nhất trong lịch sử, khi các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho khả năng nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande vỡ nợ.
Cổ phiếu ở Nhật Bản đã bị bán tháo mạnh vào thứ Ba, sau khi đóng cửa vào thứ Hai để nghỉ lễ, với chỉ số Topix chuẩn giảm 1,7% do lo ngại gia tăng lây nhiễm từ cuộc khủng hoảng thanh khoản của Evergrande. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,4% trước khi quay trở lại giao động nhẹ, sau khi kết thúc ngày thứ Hai thấp hơn 3%.
Evergrande, nhà phát triển mắc nợ nhiều nhất thế giới, đã đảo ngược từ mức tăng sớm trong giao dịch buổi sáng và giảm hơn 5%, và cuối cùng thì đóng cửa thấp hơn 10% vào thứ Hai. Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu của họ đã giảm hơn 85% giá trị trong năm nay.
Tình trạng hỗn loạn tại Evergrande đã gây chấn động thị trường trong tuần này, khi các nhà đầu tư toàn cầu vật lộn với viễn cảnh Bắc Kinh có thể cho phép công ty sử dụng đòn bẩy này vỡ nợ. Một động thái như vậy sẽ phụ lòng việc kỳ vọng lâu nay rằng chính quyền Trung Quốc sẽ can thiệp để bảo vệ các công ty quan trọng về mặt hệ thống nhưng đang gặp khó khăn về tài chính.
Viêc phá vỡ tiền lệ này đã gây ra một đợt bán tháo cổ phiếu toàn cầu vào thứ Hai, làm chao đảo cổ phiếu ở châu Âu và khiến tất cả, trừ 50 cổ phiếu trên S&P 500, kết thúc ngày giảm 1,7%. Chỉ số Nasdaq Golden Dragon của các công ty lớn Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đóng cửa giảm 5,4%.
Áp lực đè nặng lên các nhà phát triển bất động sản vốn chịu trách nhiệm cho phần lớn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc - cùng với đa số các khoản phát hành nợ bằng đô la có năng suất cao ở châu Á - cũng đã tăng lên trước thời hạn quan trọng đối với Evergrande vào thứ Năm, khi họ phải trả khoản lãi 83,5 triệu đô la cho một trong những trái phiếu.
Judy Zhang, một nhà phân tích tại Citi, cảnh báo rằng trong khi Bắc Kinh có thể giúp giảm thiểu tác động tràn từ cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande, hơn 40% tài sản của các ngân hàng Trung Quốc liên đới trực tiếp tới lĩnh vực bất động sản.
Zhang nói: “Chúng tôi không coi cuộc khủng hoảng Evergrande là ‘hiện tượng Lehman’ của Trung Quốc vì các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ cố gắng hoạch định việc ngăn chặn rủi ro hệ thống để câu giờ việc rủi ro nợ" như Lehman Brothers năm 2008.
Nhưng bà cũng nói thêm rằng rủi ro tín dụng do tiếp xúc với các nhà phát triển Trung Quốc nợ nần chồng chất là rất rủi ro đối với các bên cho vay bao gồm Ngân hàng Minsheng, Ngân hàng Everbright và Ngân hàng Ping An, một công ty con của tập đoàn bảo hiểm Ping An, có cổ phiếu giảm tới 8,4% vào thứ Hai. Minsheng và Everbright niêm yết tại Hồng Kông đều giảm khoảng 6% trong tuần này.
Bóng ma về cuộc khủng hoảng do Trung Quốc thúc đẩy cũng gây ra lo ngại rằng bất kỳ sự bất ổn kéo dài nào có thể khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mua các quỹ giao dịch hối đoái lần đầu tiên kể từ tháng 6 để hỗ trợ thị trường.
Bất chấp sự tàn phá của các lĩnh vực như công nghiệp vốn được coi là dễ bị tổn thương bởi cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc, các đại lý cho biết Nhật Bản đang giao dịch như một thiên đường.
Takeo Kamai, người đứng đầu bộ phận điều hành của CLSA, cho biết một cuộc chạy đua lãnh đạo để xác định thủ tướng tiếp theo và khả năng có một gói kích thích khổng lồ đang cung cấp hỗ trợ vững chắc cho thị trường Tokyo. Ông nói thêm, một xu hướng kéo dài của cổ phiếu Trung Quốc cũng có thể thuyết phục các quỹ toàn cầu xoay vòng đầu tư vào Nhật Bản.
Các thị trường ở Trung Quốc vẫn đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ quốc khánh vào thứ Ba nhưng tại Singapore, hợp đồng tương lai FTSE China A50, được sử dụng để bảo vệ rủi ro cho các cổ phiếu niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến, đã không đổi trong giao dịch buổi sáng sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai thấp hơn 3%.