Cụ thể theo Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, Công ty CP Cầu 14 đã nợ bảo hiểm xã hội của 96 nhân viên đến 6 năm 2 tháng với số tiền lên đến 14.471 tỷ đồng. Việc nợ đọng tiền BHXH gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của người lao động cũng như Quỹ Bảo hiểm y tế.
Công ty CP cầu 14 có địa chỉ tại số 144/95 Vũ Xuân Thiều, phường Sài Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội do ông Vũ Xuân Thiều là người đại diện pháp luật. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà ở cao ốc và bất động sản.
Tính đến hiện tại đã 7 năm công ty không công bố báo cáo tài chính. Liên quan đến việc nợ bảo hiểm xã hội, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam tính đến cuối tháng 1/2023, các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội là 25.940 tỷ đồng, tăng gần 3.900 tỷ so với cùng kỳ. Vừa qua, tại hội nghị phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội,Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyến Thế Mạnh cho biết, tiền chậm đóng phải tính lãi gần 14.100 tỷ đồng.
Thực tế, việc chậm đóng BHXH đang xảy ra ở tất cả loại hình doanh nghiệp do cố tình chây ì, dùng tiền cho hoạt động kinh doanh khác thay vì đóng BHXH. Doanh nghiệp thường né tránh cán bộ Bảo hiểm xã hội nhưng mang tiền nộp ngay khi có công an cùng thanh kiểm tra. Nhiều đơn vị giải thích "chưa kịp đóng chứ không phải cố tình chậm hay trốn". Việc khởi tố tội danh trốn đóng BHXH cũng vướng mắc về chính sách, thẩm quyền.
Cũng liên quan đến tình trạng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nợ tiền bảo hiểm xã hội, vào đầu tháng 2, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã đề nghị Chính phủ sớm báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội phương án giải quyết cho hơn 206.000 lao động bị "treo" quyền lợi vì doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH. Được biết, họ là lao động trong gần 30.000 doanh nghiệp mất tích, phá sản, giải thể, chủ nước ngoài bỏ trốn, nợ đọng nhiều năm với số nợ BHXH khoảng 3.500 tỷ đồng (đến tháng 9/2022) và hầu như không thể thu hồi./.