Đại gia Phạm Đình Hạnh “mắc kẹt” tại dự án PPP cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt

07/10/2021 14:37

Thời gian qua, Công ty TNHH Hoà Hiệp (gọi tắt là Hoà Hiệp) của đại gia Phạm Đình Hạnh (tức Hạnh “bạc”) được biết đến như một “ông trùm” xây lắp miền Trung khi trúng rất nhiều rất nhiều dự án lớn. Đáng chú ý, tại Dự án cao tốc PPP Diễn Châu – Bãi Vọt trị giá 11.000 tỷ đồng, Hoà Hiệp đóng vai trò chính khi góp tới 40% cổ phần. Tuy nhiên, dự án này đang “mắc kẹt” vì không xoay được vốn.

Thời gian qua, Công ty TNHH Hoà Hiệp (gọi tắt là Hoà Hiệp) của đại gia Phạm Đình Hạnh (tức Hạnh “bạc”) được biết đến như một “ông trùm” xây lắp miền Trung khi trúng rất nhiều rất nhiều dự án lớn. Đáng chú ý, tại Dự án cao tốc PPP Diễn Châu – Bãi Vọt trị giá 11.000 tỷ đồng, Hoà Hiệp đóng vai trò chính khi góp tới 40% cổ phần. Tuy nhiên, dự án này đang “mắc kẹt” vì không xoay được vốn.

 

Bộ giao thông chưa hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn PPP xây dựng cao tốc

Một trong những nhiệm vụ lớn mà Chính phủ, Quốc hội đặt ra cho Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đó là huy động vốn xây dựng 8/11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2021.

Tuy nhiên, mục tiêu này đã thất bại toàn diện khi có 5 dự án PPP đã không có nhà đầu tư, không huy động được vốn xã hội hoá nên buộc phải chuyển về đầu tư công và dùng “bầu sữa” ngân sách. Trước đó, đã có 3 dự án cao tốc cũng dùng vốn ngân sách nâng tổng số 8/11 dự án cao tốc dùng vốn đầu tư công, qua đó, “ngốn” khoảng 65 .000 tỷ đồng vốn ngân sách.

 

 

Đối với 3 dự án cao tốc còn lại là Diễn Châu – Bãi Vọt (11.000 tỷ đồng) Nha Trang – Cam Lâm (5.500 tỷ đồng) và Cam Lâm – Vĩnh Hảo (8.900 tỷ đồng) dù đã tìm kiếm được nhà đầu tư nhưng đang lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong huy động vốn.

Đặc biệt, khi Luật PPP mới ra đời nêu rõ việc hạn chế "chia sẻ rủi ro doanh thu thu phí", đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất khiến các ngân hàng thắt chặt nguồn vốn tín dụng PPP với các tuyến cao tốc, dù đây là dự án trọng điểm quốc gia.

Vừa qua, dự án PPP cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đã ký hợp đồng PPP nhưng bị phía Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tạm ngưng cấp vốn, dẫn đến nguy cơ "vỡ" tín dụng.

Đặc biệt, phía BIDV nhận định: việc các dự án BOT giao thông không đảm bảo phương án tài chính, doanh thu không đạt theo dự kiến tại hợp đồng, gặp khó khăn trong việc trả nợ đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhiều BOT đã được ngân hàng coi là nợ xấu, vì thế phía ngân hàng tạm dừng cấp vốn.

Tính đến ngày 30/6/2021, tỷ lệ nợ xấu của dư nợ tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông cao gấp 4 lần so với tỷ lệ nợ xấu của dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Hiện có 54/110 dự án BOT doanh thu phí không đạt như phương án ban đầu khiến dư nợ chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với BOT, BT giao thông.

Trên một bức tranh tổng thể đó cho thấy sự thất bại trong huy động vốn của Bộ GTVT khi không hoàn thành các mục tiêu mà Chính phủ và Quốc hội giao phó.

Nhà đầu tư gặp khó tại PPP cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt

Trở lại với dự án PPP cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt, đây là dự án lớn, trọng điểm quốc gia với số vốn đầu tư lên tới 11.000 tỷ đồng. Dự án được thực hiện bởi Liên danh 5 nhà đầu tư gồm: Tập đoàn Cienco4 - Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12) - CTCP Đầu tư và Xây dựng VINA2 - Công ty TNHH Hoà Hiệp. 

Trong số này, ngoại trừ cái tên “kém tiếng” như Núi Hồng, thì Hoà Hiệp cũng không phải thương hiệu quá lớn, nếu đặt cạnh những Cienco4, Binh Đoàn 12 hay thậm chí cả Xây dựng VINA2.

 

Theo tìm hiểu của Việt Nam hội nhập thì tỷ lệ cổ phần của Hoà Hiệp trong liên danh nhà đầu tư lại lớn nhất, lên tới 40% cổ phần, trong khi 60% chia đều cho 4 doanh nghiệp còn lại. Chủ tịch HĐQT của liên danh cũng là ông Phạm Đình Hạnh (Hạnh “bạc”), chủ sở hữu của Hoà Hiệp là người có tiếng nói quyết định tại dự án này.

Tuy nhiên, dù được khởi công từ ngày 22/5/2021 (chỉ sau 10 ngày ký hợp đồng) nhưng đến nay, dự án đang gặp khó khăn rất nhiều về nguồn tài chính khi bị thắt chặt vốn tín dụng.

Ngày 14/7, Bộ GTVT đã có cuộc họp với Ngân hàng BIDV đề nghị xem xét cung cấp tín dụng cho dự án. Tại cuộc họp, dù đại diện Ngân hàng BIDV đồng ý cung cấp vốn, nhưng do trong hợp đồng còn vướng mắc điều khoản chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo quy định tại điều 82, Luật PPP mới.

Đây là điểm nghẽn lớn nhất khiến Dự án PPP cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đang ở thế “mắc kẹt” vì thiếu vốn, trong khi các nhà thầu đã tập trung đủ máy móc thiết bị trên công trường để chờ triển khai dự án.

(còn nữa)

Bạn đang đọc bài viết "Đại gia Phạm Đình Hạnh “mắc kẹt” tại dự án PPP cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt" tại chuyên mục Thời sự. Mọi bài vở cộng tác xin liên hệ hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).