Mới đây, ấn phẩm của Nga đã tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra với tất cả những người này liệu họ có bị sa thải hay không và liệu họ có được trả lương hay không.
Nếu các công ty rời đi và không trở lại
Như đã thông báo trước đó, các công ty nước ngoài chỉ tạm thời rời khỏi thị trường Nga. Có thể kể đến một vài cái tên nổi bật như: các công ty nhiên liệu Shell, BP, Equinor, ExxonMobil; hệ thống thanh toán Western Union, PayPal, American Express; chuỗi cà phê Dunkin Donuts và Starbucks; công ty công nghệ Luxoft DXC Technology và EPAM Systems; các tổ chức tín dụng Deutsche Bank và Commerzbank; Walt Disney, Sony Pictures, Universal Pictures và Warner Bros. Nhân viên của các công ty này có thể sẽ bị cắt giảm, nhưng họ sẽ không bị bỏ lại nếu không được bồi thường.
Điều gì sẽ xảy ra với nhân viên của các công ty rời khỏi Nga. (Ảnh: Pixabay)
Tổng Thanh tra Lao động của Liên hiệp Công đoàn Nga, Sergey Khramov cho biết: “Dù chúng tôi có mắng mỏ các công ty phương Tây như thế nào đi chăng nữa, thì họ vẫn có quy tắc đạo đức của người sử dụng lao động của Liên hiệp các Công đoàn Nga”.
Trong khi đó, chuyên gia luật lao động Olga Eroshenkova lưu ý rằng, các doanh nghiệp được đề cập đã chứng tỏ mình có trách nhiệm với xã hội. Tuy nhiên, bà Eroshenkova vẫn nghi ngờ rằng những công ty này sẽ ép buộc nhân viên nghỉ việc.
Theo luật của Nga, người lao động phải được thông báo bằng văn bản về việc cắt giảm theo kế hoạch trước hai tháng. Vì vậy, hai tháng tiếp theo các công ty vẫn có nghĩa vụ trả lương, kể cả khi công ty đã ngừng hoạt động.
Nếu các công ty tạm nghỉ
Ấn phẩm của Nga đã nghiên cứu thông tin từ những doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tại Nga. Một số trong họ tiếp tục trả lương cho nhân viên, bất chấp thời gian ngừng hoạt động và một số chưa thực sự đóng cửa.
Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống
Công ty Coca-Cola đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga. Tuy nhiên, việc sản xuất đồ uống ở Nga được quản lý bởi một pháp nhân khác - Coca-Cola Hellenic Bottling. Khoảng 8 nghìn người đang tham gia vào các nhà máy trong nước. Đồng thời, Coca-Cola Hellenic Bottling không thông báo về việc “đóng băng” công việc ở Nga.
Trong khi, PepsiCo tạm thời ngừng sản xuất đồ uống Pepsi, 7Up và Mirinda, nhưng vẫn tiếp tục sản xuất thức ăn cho trẻ em và các sản phẩm từ sữa. Như vậy, gần 20 nghìn người làm việc tại các nhà máy của công ty Mỹ ở Nga sẽ không có việc làm.
Thức ăn nhanh
Các nhân viên của McDonald’s vẫn tiếp tục được trả lương bất chấp việc công ty tạm ngừng hoạt động. Ngoài ra, một số nhà hàng của chuỗi vẫn mở cửa, do họ hoạt động trên cơ sở nhượng quyền. Tình trạng tương tự đã xảy ra với chuỗi thức ăn nhanh KFC.
Buôn bán
Chuỗi cửa hàng nội thất và đồ gia dụng IKEA thông báo đóng cửa cho đến ngày 31/5. Cho đến ngày đó, nhân viên của công ty vẫn sẽ nhận được tiền lương. Các quyết định tiếp theo của ban lãnh đạo công ty tùy thuộc vào tình hình ở Ukraine.
Điều tương tự cũng áp dụng cho các cửa hàng quần áo - Adidas, Zara, Bershka, H&M. Các cửa hàng vẫn đóng cửa, nhưng nhân viên vẫn nhận được tiền lương.
Hôm 19/3, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ký lệnh, phân bổ hơn 39 tỉ ruble để hỗ trợ thị trường lao động các khu vực, trước áp lực trừng phạt.
Cụ thể, hơn 25,5 tỉ ruble sẽ được sử dụng để tạo việc làm tạm thời cho các công dân có nguy cơ bị sa thải, cũng như tổ chức các hoạt động công ích được trả công cho những người đã đăng ký với sàn giao dịch lao động để tìm việc làm mới. Hơn 400.000 người sẽ có thể nhận được sự hỗ trợ như vậy.
Đồng thời, hơn 7 tỉ ruble sẽ dành cho việc thực hiện các chương trình khu vực. Theo đó, nhân viên của các doanh nghiệp công nghiệp có nguy cơ bị sa thải sẽ có thể học nghề hoặc học thêm, 125.000 công dân sẽ có thể tận dụng biện pháp này.
Phần còn lại của quỹ gần 6 tỉ ruble được phân bổ để tài trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận để thực hiện các khóa đào tạo lại. Sau khi hoàn thành, ít nhất 100.000 người nữa sẽ nhận được các kỹ năng theo yêu cầu và khoảng 75.000 người sẽ có thể bắt đầu doanh nghiệp của riêng họ hoặc đăng ký như những người làm tự do.