Doanh số của Minh Phú trong 7 tháng bắt đầu chững lại, Mỹ không còn là thị trường tiêu thụ lớn nhất

12/08/2022 17:01

Trước đó, ông Quang dự báo thị trường trong 6 tháng cuối năm sẽ khó khăn, đặc biệt là nhu cầu ở thị trường Mỹ chững lại. Công ty dự định dần hạ tỷ trọng tại thị trường Mỹ và tập trung nhiều vào các thị trường tiềm năng hơn như Nhật Bản.

Theo trang Seafood Source, doanh số bán hàng của hàng của CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú bắt đầu chững lại mặc dù chi phí vận chuyển đang bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt. 

Theo đó, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm của Minh Phú đạt 388 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái ngoái. Mức độ tăng trưởng này thấp hơn so với con số 15% trong 6 tháng đầu năm nay.

Tăng trưởng doanh thu chậm lại mặc dù giá cước vận tải giảm mạnh trong thời gian qua do sự suy giảm trong thương mại toàn cầu.

Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Minh Phú cho biết chi phí vận chuyển container thực phẩm đông lạnh đến Los Angeles, California khoảng 7.340 USD vào đầu tháng 8, chỉ bằng một nửa so với hồi đầu năm là 14.000 USD. Cước sang EU trong tháng 7 cũng giảm xuống dưới 8.900 USD/container, thấp hơn nhiều so với mức 11.800 USD hồi tháng 1. 

Trước đó, ông Quang dự báo thị trường trong 6 tháng cuối năm sẽ khó khăn, đặc biệt là nhu cầu ở thị trường Mỹ chững lại. Công ty dự định dần hạ tỷ trọng tại thị trường Mỹ và tập trung nhiều vào các thị trường tiềm năng hơn như Nhật Bản. 

Doanh thu từ Mỹ, thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Minh Phú, trong luỹ kế 7 tháng đầu năm giảm 43% so với cùng kỳ năm 2021 xuống khoảng 64 triệu USD. 

Trong khi đó, doanh thu tại thị trường Nhật tăng 23% lên 94 triệu USD, vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Minh Phú. 

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU cũng tăng 38% so với cùng kỳ lên gần 63 triệu USD, Canada cũng tăng mạnh 50% lên 55 triệu USD.

minh-phu-1660296537.png H.Mĩ tổng hợp

Hồi tháng 3, Minh Phú cho biết họ đã tạm dừng xuất khẩu tôm sang Nga sau khi công ty gặp vấn đề trong giao dịch tài chính với các đối tác thương mại. Ông Quang cho hay hiện hoạt động xuất khẩu sang thị trường này đã được nhưng vẫn đề thanh toán vẫn chưa được giải quyết triệt để dẫn đến giá trị xuất khẩu giảm 52% so với cùng kỳ xuống 7 triệu USD. 

Mặc dù Trung Quốc  đã nới lỏng một số hạn chế liên quan đến COVID-19 đối với hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu, thị trường này vẫn tụt hạng trong bảng xếp hạng doanh số bán hàng theo quốc gia của Minh Phú. Theo ông Quang, xuất khẩu của Minh Phú sang Trung Quốc giảm từ đầu năm đến nay do các quy định nghiêm ngặt yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa nhập khẩu để ngăn chặn sự bùng phát COVID-19.

“Điều này đã làm tăng chi phí và gây ra sự chậm trễ trong giao hàng,” ông Quang nói.

Tuy nhiên, ông Quang cho biết Minh Phú hiện không thể đáp ứng nhu cầu từ một số khách hàng Trung Quốc, những người muốn mua tôm giá rẻ từ Việt Nam và vận chuyển qua đường vận chuyển xuyên biên giới, vốn thường được các công ty nhỏ ưa thích hơn.

 

Bạn đang đọc bài viết "Doanh số của Minh Phú trong 7 tháng bắt đầu chững lại, Mỹ không còn là thị trường tiêu thụ lớn nhất" tại chuyên mục Kinh doanh. Mọi bài vở cộng tác xin liên hệ hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).