"Dư chấn" của Covid -19 ở những tuyến phố đắt đỏ nhất cả nước
19/04/2022 11:35
Hàng loạt cửa hàng trên những tuyến phố lớn, sầm uất nhất của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đóng cửa vì chưa tìm được khách cho thuê. Đại dịch đã khiến những mặt bằng "kim cương" mất giá...
Căn nhà mặt tiền có vị trí rất đẹp trên phố Lý Tự Trọng, TP HCM đã phải đóng cửa suốt nhiều tháng.
Covid -19 đã qua nhưng "dư chấn" của đại dịch vẫn tồn tại ở nhiều tuyến phố trung tâm của hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM.
Trên các tuyến phố lớn như Phạm Ngọc Thạch, Tây Sơn, Kim Mã... của Hà Nội, hàng loạt cửa hàng mặt tiền trước đây vẫn "đắt như tôm tươi" thì nay phải đóng cửa chờ đợi khách đến thuê.
Sau đại dịch, xu hướng mua bán online đã trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng, cộng thêm mức giá thuê mặt bằng tại các tuyến phố trung tâm vẫn rất cao khiến cho nhiều cửa hàng có vị trí "kim cương" rơi vào cảnh ế ẩm.
Ghi nhận của VnEconomy trong những ngày giữa tháng 4/2022 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội trước đây chưa từng xuất hiện tình trạng loạt nhà phố đóng cửa đồng loạt như thế này. Nhiều người dân cho biết, những căn nhà phố có vị trí đắc địa như thế này đã đóng cửa cả năm nay nhưng vẫn chưa tìm được khách thuê. Tại phố Sơn Tây, Hà Nội tình trạng cửa hàng chờ khách cũng xuất hiện khá nhiều. Mặc dù khá sốt ruột nhưng không ít chủ nhà cũng không muốn giảm giá cho thuê hơn nữa. Tình trạng 'xôi đỗ" - chỗ đóng, chỗ mở như thế này đã nhiều tháng nay. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được mở cửa sau 21 giờ từ 15/3, nghĩa là được khôi phục lại hoạt động bình thường như trước thời điểm trước đại dịch. Tuy nhiên, hàng loạt cửa hàng, quán ăn đã không còn đủ tài lực, vật lực để "kháng cự". Sau nhiều tháng phong tỏa, cách ly, hạn chế bán trực tiếp, họ đã phải đóng cửa, trả mặt bằng. Trường mầm non tư thục cũng là một lĩnh vực lao đao vì đại dịch Covid-19. Trước đây, cơ sở này được trường mầm non Hoa Mặt Trời thuê, nhưng sau quá nhiều tháng phải đóng cửa, chủ trường phải trả mặt bằng để chuyển đến địa điểm khác nhỏ hơn. Ngôi trường này đã được sang tên cho nhà đầu tư mới. Tình cảnh mặt bằng tìm người thuê cũng phổ biến ở TP. Hồ Chí Minh. Rất nhiều cửa hàng kinh doanh các mặt hàng khác nhau trên đường Lý Tự Trọng vẫn "án binh bất động" dù đại dịch đã qua từ lâu. Ở vị trí đắc địa nhất của tuyến phố Lý Tự Trọng, hàng loạt cửa hàng trở thành nơi dán quảng cáo, vỉa hè thành chỗ cho những người sửa xe, xe ôm nghỉ chân. Đây là tình cảnh chưa từng xảy ra khi Covid -19 chưa xuất hiện.
Thanh tra Chính phủ kết luận, Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) đã thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở và báo cáo nghiên cứu khả thi cho 98 dự án condotel, officetel trong giai đoạn 2017-2022 mà không có cơ sở pháp lý rõ ràng, dẫn đến nhiều sai phạm. Trong đó có nhiều "siêu" dự án như Dự án The Arena (Nha Trang, Khánh Hòa); Dự án Khách sạn Thành Đạt, Khách sạn cao cấp Vân Phong, Khách sạn Đông Á Premier and Apartment (Nha Trang); Dự án Chung cư kết hợp dịch vụ Decoimex (Vũng Tàu)...
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra liên quan đến Dự án Chung cư thương mại Thái Dương tại TP.Vũng Tàu với nhiều sai phạm trong công tác quy hoạch, thẩm định và điều chỉnh chức năng dự án.
Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án chung cư kết hợp thương mại dịch vụ của Công ty TNHH Gotec Việt Nam tại số 184 Trần Văn Kiểu, Phường 10, Quận 6, TP Hồ Chí Minh.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước và thực hiện quy hoạch của UBND TP HCM thời kỳ từ 2015-2022. Tại Kết luận, TTCP cũng nêu việc tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại nhiều dự án trên địa bàn có nhiều sai phạm.