Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn chìm trong thua lỗ
Với số vốn đầu tư 9 tỷ USD,
Nhiều vấn đề cho thấy, có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn. (Nguồn: DV)
Kiểm toám KPMG nhấn mạnh, Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn đã phát sinh lỗ thuần trong năm kết thúc ngày 31/12/2020 và tại ngày đó, nợ ngắn hạn của Công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn và tổng nợ phải trả của Công ty đã vượt quá tổng tài sản. Với nhiều yếu tố khác, kiểm toán cho rằng, có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Lý do Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn lỗ "khủng"
Nhìn vào báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn có thể thấy, có rất nhiều yếu tố khiến cho bức tranh lợi nhuận của doanh nghiệp này trở nên "thê thảm".
Giá vốn "đắt đỏ" là một nguyên nhân.
Doanh thu bán hàng năm 2020 của doanh nghiệp đạt 74.484 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2019. Doanh thu chủ yếu từ bán xăng RON 92, xăng RON 95 và dầu diesel, trong đó doanh thu từ dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 40%). Doanh thu này không bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Mặc dù giá vốn hàng bán giảm nhẹ 4% so với năm 2019, song vẫn cao gấp 1,19 lần doanh thu bán hàng. Năm 2019 giá vốn hàng bán cũng cao hơn 1,15 lần so với doanh thu. Đáng nói, Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn và Kuwait Petroleum Corporation đã ký kết hợp đồng Cung cấp dầu thô ("COSSA"), theo đó sẽ giao dầu thô cho Nghi Sơn. Như vậy, khác với Dung Quất, Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn nhập dầu thô từ Trung Đông. Góp phần "biến" Việt Nam đã trở thành nước nhập dầu thô kể từ năm 2018, thông tin từ báo cáo của KB Securities công bố tháng 7/2021.
Do đó, Nghi Sơn lỗ gộp 14.139 tỷ đồng trong năm 2020, cao gấp gần 2,5 lần so với số lỗ gộp ghi nhận trong năm 2019.
Hoạt động tài chính cũng là "điểm đen" trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi doanh thu chỉ vài trăm tỷ nhưng chi phí lên tới cả vạn tỷ đồng. Cụ thể, tỷ lệ chi phí tài chính tính đến cuối năm 2020 gấp 57,7 lần doanh thu hoạt động tài chính, cao hơn con số 41,7 lần của năm 2019. Đáng chú ý, chi phí lãi vay luôn chiếm 85,7% – 89% tổng chi phí tài chính của doanh nghiệp.
Kết quả, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng gần 6.000 tỷ so với năm 2019, lên 28.130 tỷ đồng.
Hoạt động khác cũng đóng góp khoản lỗ gần 18 tỷ đồng (năm 2020) và âm xấp xỉ 261 tỷ đồng (năm 2019).
Chưa kể, thu nhập của ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng "ngốn" không ít tiền. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2020, lương thưởng ban điều hành (9 thành viên) bao gồm trong phí biệt phái nhân viên phát sinh trong năm 2020 là 7,5 tỷ đồng, số dư tại ngày 31/12/2020 gần 11,4 tỷ đồng. Tại cùng thời điểm năm 2019, số dư của khoản mục này lên tới 11,6 tỷ đồng và phát sinh trong năm 2019 gần 9,6 tỷ đồng.
Tiền lương thưởng (bao gồm trong phí biệt phái nhân viên) đối với thành viên ban giám đốc (3 thành viên) có giá trị phát sinh trong năm lên tới 45 tỷ đồng (năm 2019 đạt 26 tỷ đồng) và số dư tại ngày 31/12/2020 đạt xấp xỉ 73 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng thời điểm năm 2019.
Khi doanh nghiệp cắt giảm công suất hay dừng vì lỗ chúng ta phải nhìn lại các cam kết trước đây của chúng ta là gì? Theo một số thông tin báo chí đề cập, chúng ta thậm chí còn cho phép PVN giữ lại các khoản phải nộp ngân sách sử dụng để bù lỗ cho Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn?
Hai, câu chuyện của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn nằm ở chỗ đây là nước liên doanh nước ngoài. Nhưng theo thỏa thuận Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn không sử dụng dầu thô trong nước mà nhập từ nước ngoài về. Tại sao không sử dụng dầu trong nước mà lại mua từ dầu thế giới, trong khi dầu thế giới chịu tác động của biến động giá dầu thế giới?
Tóm lại, cần phải công khai các điều khoản và từ đó xem hướng điều chỉnh như thế nào. Chuyện Việt Nam chỉ nắm giữ 25% vốn và không có quyền quyết định tại doanh nghiệp - theo tôi không phải vấn đề, vấn đề đằng sau là khi xây dựng cam kết cũng đã là những lựa chọn mang hàm ý phi kinh tế.
TS. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế