Giảm một nửa thuế nhập khẩu xăng dầu
Tại Nghị định 51/2022/NĐ-CP ban hành ngày 8/8, Chính phủ quyết định giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) mặt hàng xăng. Cụ thể, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10%.
Bình luận về tác động của chính sách mới này với thị trường xăng dầu, ông Trịnh Quang Khanh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam chia sẻ với Báo Giao thông, việc giảm thuế MFN không giúp giảm giá xăng dầu trong nước.
Bởi lẽ, hiện nay, các thị trường nhập khẩu xăng dầu thành phẩm chủ yếu của Việt Nam là Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan...), Hàn Quốc, Trung Quốc.
Đây là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã ký, với ngưỡng thuế suất nhập khẩu xăng là 8%.
“Mức này còn thấp hơn cả mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN sau khi giảm, do đó, việc giảm thuế MFN không có tác dụng giảm giá xăng dầu trong nước”, ông Khanh nói.
Thực tế, năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của nước ta là 475,26 triệu USD. Trong đó nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định FTA với nước ta là 474,1 triệu USD (chiếm 99,7%) và trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, cơ bản cũng được nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định FTA với nước ta.
Như vậy, có thể thấy với tỷ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN hiện nay là thấp.
Tuy nhiên, ông Khanh cho rằng, việc giảm thuế MFN về 10% cũng là cơ hội mở ra cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường khác, trong bối cảnh vẫn lo ngại về nguồn cung.
Xăng dầu vẫn khó để giảm
Cho ý kiến về việc Chính phủ ban hành Nghị định 51, PGS. TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận xét: Việc điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì giảm từ 20% xuống 10% về cơ bản chỉ có ý nghĩa mở rộng thêm thị trường nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp trong nước có cơ hội đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu so với trước.
Về vấn đề giảm thuế nhập khẩu có làm giảm giá xăng dầu bán lẻ trong nước hay không, PGS. TS Phạm Thế Anh cho biết: “Tác động của chính sách này lên giá bán lẻ xăng dầu trong nước là rất ít, do đó đây khó có thể xem là nhân tố giúp giảm giá xăng dầu trong thời gian tới. Việc giảm thuế nhập khẩu này cũng sẽ không mang nhiều ý nghĩa đối với việc giảm giá xăng dầu bán lẻ trong nước khi mà giá xăng dầu nhập khẩu từ các thị trường về cơ bản là như nhau".
Cũng cho ý kiến về vấn đề này, ông Trịnh Quang Khanh – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) nói rằng – việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10% “sẽ không có tác động đến việc giảm giá xăng dầu trong nước”.
Theo phân tích của ông Khanh, hiện Việt Nam đang nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ thị trường Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan hay các nước khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây chính là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã ký, với ngưỡng thuế suất nhập khẩu xăng là 8%.
“Do đó, việc giảm thuế nhập khẩu của các nước với mức 20% xuống 10% trong khi doanh nghiệp trong nước vẫn đang nhập khẩu từ các thị trường có mức thuế 8% thì sẽ không có ý nghĩa cho việc giảm giá xăng trong nước. Và cũng sẽ chẳng có một thương nhân đầu mối nào đang mua với ưu đãi 8% lại chuyển sang mua với mức 10% cả”, ông Khanh bày tỏ.
Thực tế, năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của nước ta là 475,26 triệu USD. Trong đó nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định FTA với nước ta là 474,1 triệu USD (chiếm 99,7%) và trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, cơ bản cũng được nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định FTA với nước ta. Điều này để thấy, tỉ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN hiện nay là thấp.
Tuy nhiên, đánh giá ở một khía cạnh khác, ông Khanh nói rằng, việc giảm thuế không khuyến khích cho doanh nghiệp mở rộng nhập khẩu từ thị trường MFN để hưởng ưu đãi giảm thuế, nhưng sẽ là cơ hội mở ra thêm cho doanh nghiệp đầu mối tiếp cận các thị trường mới, đa dạng hóa được nguồn cung xăng dầu trong nước.
Khi Chính phủ ban hành Nghị định 51, cũng có ý kiến cho rằng, cách làm tốt hơn là giảm thuế từ mức 20% về mức 8% nhưng có thời hạn, ví dụ là đến hết năm 2022. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu có cơ hội mua xăng từ đa dạng nguồn hàng hơn. Từ đó vừa giúp bảo đảm an ninh năng lượng trong bối cảnh thế giới khó lường, vừa giúp tăng sức mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên bàn đàm phán và có thể giúp giảm giá.
Trước ý kiến này, ông Khanh cũng cho biết, thời điểm Bộ Tài chính lấy ý kiến về Nghị định 51, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cũng đã có đóng góp phương án về giảm thuế nhập khẩu, trong đó Hiệp hội cũng cho rằng nên giảm thuế từ mức 20% về 8% thì mới có ý nghĩa.
Việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chỉ kéo dài đến hết năm 2022. Trong khi đó, giá xăng dầu luôn biến động bất thường và ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân, sản xuất của doanh nghiệp, do đó, ông Khanh nhấn mạnh việc tiếp tục nghiên cứu, tính toán để giảm thêm các sắc thuế khác với xăng dầu trong nước như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT là rất cần thiết.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng, dầu trong nước đã có 20 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng và 7 lần giảm. Sau kỳ điều hành gần đây nhất (ngày 1/8), giá bán lẻ xăng E5 RON 92 ở ngưỡng 24.620 đồng/lít; Xăng RON 95 25.600 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S 23.900 đồng/lít; Dầu hỏa 24.530 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S là 16.540 đồng/kg.
Theo Bộ Tài chính, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu ở nhiều nước hiện nay chủ yếu trong khoảng 40-55% đối với xăng và 35-50% đối với dầu (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỉ trọng thấp hơn).
Trong khi đó, ở nước ta, với mức thuế bảo vệ môi trường đang được giảm về mức sàn theo nghị quyết đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì tỷ trọng thuế trong giá cơ sở giá xăng dầu vào khoảng 19,39% đối với xăng E5 RON 92 là 21,95% đối với xăng RON 95 và khoảng 11,05% đối với dầu diesel.