Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh giữa Nga và Ukraine, sức tăng trưởng của nền kinh tế châu Âu đang ngày càng đuối, trong khi lạm phát hầu như chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Ở thời điểm hiện tại, châu Âu đã chuẩn bị được dự trữ khí đốt gần đầy cho mùa đông năm nay, nhưng an ninh năng lượng và triển vọng kinh tế của khu vực vẫn còn đầy rẫy những bấp bênh.
Tình thế này đặt các nhà hoạch định chính sách châu Âu trước lựa chọn giữa cứu tăng trưởng và chống lạm phát, và dường như họ đã chọn cách giữ thăng bằng hết sức khó khăn giữa hai nhiệm vụ này.
ĐIỀU GÌ ĐỢI KINH TẾ CHÂU ÂU TRONG MÙA ĐÔNG 2022?
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (WEF) mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo mùa đông năm nay, hơn một nửa số quốc gia trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế kỹ thuật, với ít nhất hai quý suy giảm sản lượng kinh tế liên tiếp.
Trong số những nước đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sẽ giảm bình quân khoảng 1,5% so với đỉnh. Các nước Croatia, Ba Lan và Romania cũng sẽ trải qua suy thoái kỹ thuật, với mức giảm sản lượng từ đỉnh đến đáy bình quân hơn 3%.
Trong năm tới, sản lượng kinh tế và thu nhập của châu Âu sẽ giảm gần nửa nghìn tỷ Euro so với mức trước chiến tranh - một bằng chứng rõ rệt cho những tổn thất kinh tế to lớn mà khu vực này phải hứng chịu từ chiến tranh Nga-Ukraine.
Lạm phát ở châu Âu được dự báo sẽ giảm trong năm 2023, nhưng vẫn sẽ cao hơn nhiều so với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương. Theo IMF, lạm phát tại các nền kinh tế phát triển của châu Âu sẽ là 6% và tại các nền kinh tế mới nổi trong khu vực này sẽ là 12% trong năm tới.
Theo dữ liệu mới nhất, tháng 9 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Eurozone tăng kỷ lục 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý 2, GDP của Eurozone tăng 0,8% so với quý trước và của toàn EU tăng 0,7%.
Cũng theo báo cáo của IMF, các nền kinh tế phát triển ở châu Âu sẽ chỉ tăng trưởng 0,6% trong năm 2023, còn các nền kinh tế mới nổi của khu vực này (không bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus, Nga và Ukraine) sẽ tăng trưởng 1,7%. Các con số dự báo này đã giảm tương ứng 0,7 và 1,1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 7.
Giới chuyên gia lo ngại rằng tình hình tăng trưởng và lạm phát của châu Âu trên thực tế thậm chí có thể xấu hơn mức dự báo vốn dĩ đã ảm đạm nói trên. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã phản ứng quyết liệt với cuộc khủng hoảng năng lượng và xây dựng được dự trữ khí đốt gần như đầy “kịch kim” để chuẩn bị cho mùa đông, nhưng nếu nguồn cung năng lượng tiếp tục gián đoạn, IMF cho rằng khu vực này sẽ phải hứng chịu thêm nỗi đau kinh tế.
Dòng chảy khí đốt Nga sang châu Âu hiện còn rất nhỏ giọt, chỉ còn chảy qua một đường ống đi qua Ukraine tới Slovakia, cùng một đường ống đi qua Biển Đen và Thổ Nhĩ Kỳ tới Bulgaria.
Hai đường ống khác, một đi qua biển Baltic tới Đức và một đi qua Belarus và Ba Lan, đều đã khóa van vô thời hạn. Năm 2021, Nga nhận 155 tỷ mét khối khí đốt từ Nga, chiếm 40% tổng nhập khẩu khí đốt của khối. Tỷ trọng khí đốt Nga trong nhập khẩu khí đốt của châu Âu hiện đã giảm xuống mức 9%.
Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Hạ tầng khí đốt châu Âu (Gas Infrastructure Europe), mức dự trữ khí đốt của châu Âu hiện đạt khoảng 94%, cao hơn nhiều so kế hoạch đề ra là đạt 80% trước khi bước vào mùa đông.
Tuy nhiên, các kịch bản mà IMF đưa ra về kinh tế châu Âu cho thấy nếu Nga cắt hoàn toàn cung cấp khí đốt cho châu Âu, cộng thêm thời tiết mùa đông lạnh giá, khu vực này sẽ rơi vào tình trạng không có đủ khí đốt để dùng, việc chia khẩu phần khí đốt theo định mức (rationing) sẽ phải được áp dụng, và thiệt hại về GDP có thể lên tới 3% ở một số nước thuộc khu vực Trung và Đông Âu.
Ngoài ra, một làn sóng lạm phát nữa sẽ nổi lên trên khắp châu lục, đưa giá cả leo thang lên một cấp độ mới...
Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh giữa Nga và Ukraine, sức tăng trưởng của nền kinh tế châu Âu đang ngày càng đuối, trong khi lạm phát hầu như chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Ở thời điểm hiện tại, châu Âu đã chuẩn bị được dự trữ khí đốt gần đầy cho mùa đông năm nay, nhưng an ninh năng lượng và triển vọng kinh tế của khu vực vẫn còn đầy rẫy những bấp bênh.
Tình thế này đặt các nhà hoạch định chính sách châu Âu trước lựa chọn giữa cứu tăng trưởng và chống lạm phát, và dường như họ đã chọn cách giữ thăng bằng hết sức khó khăn giữa hai nhiệm vụ này.
ĐIỀU GÌ ĐỢI KINH TẾ CHÂU ÂU TRONG MÙA ĐÔNG 2022?
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (WEF) mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo mùa đông năm nay, hơn một nửa số quốc gia trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế kỹ thuật, với ít nhất hai quý suy giảm sản lượng kinh tế liên tiếp.
Trong số những nước đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sẽ giảm bình quân khoảng 1,5% so với đỉnh. Các nước Croatia, Ba Lan và Romania cũng sẽ trải qua suy thoái kỹ thuật, với mức giảm sản lượng từ đỉnh đến đáy bình quân hơn 3%.
Trong năm tới, sản lượng kinh tế và thu nhập của châu Âu sẽ giảm gần nửa nghìn tỷ Euro so với mức trước chiến tranh - một bằng chứng rõ rệt cho những tổn thất kinh tế to lớn mà khu vực này phải hứng chịu từ chiến tranh Nga-Ukraine.
Lạm phát ở châu Âu được dự báo sẽ giảm trong năm 2023, nhưng vẫn sẽ cao hơn nhiều so với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương. Theo IMF, lạm phát tại các nền kinh tế phát triển của châu Âu sẽ là 6% và tại các nền kinh tế mới nổi trong khu vực này sẽ là 12% trong năm tới.
Theo dữ liệu mới nhất, tháng 9 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Eurozone tăng kỷ lục 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý 2, GDP của Eurozone tăng 0,8% so với quý trước và của toàn EU tăng 0,7%.
Cũng theo báo cáo của IMF, các nền kinh tế phát triển ở châu Âu sẽ chỉ tăng trưởng 0,6% trong năm 2023, còn các nền kinh tế mới nổi của khu vực này (không bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus, Nga và Ukraine) sẽ tăng trưởng 1,7%. Các con số dự báo này đã giảm tương ứng 0,7 và 1,1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 7.
Giới chuyên gia lo ngại rằng tình hình tăng trưởng và lạm phát của châu Âu trên thực tế thậm chí có thể xấu hơn mức dự báo vốn dĩ đã ảm đạm nói trên. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã phản ứng quyết liệt với cuộc khủng hoảng năng lượng và xây dựng được dự trữ khí đốt gần như đầy “kịch kim” để chuẩn bị cho mùa đông, nhưng nếu nguồn cung năng lượng tiếp tục gián đoạn, IMF cho rằng khu vực này sẽ phải hứng chịu thêm nỗi đau kinh tế.
Dòng chảy khí đốt Nga sang châu Âu hiện còn rất nhỏ giọt, chỉ còn chảy qua một đường ống đi qua Ukraine tới Slovakia, cùng một đường ống đi qua Biển Đen và Thổ Nhĩ Kỳ tới Bulgaria.
Hai đường ống khác, một đi qua biển Baltic tới Đức và một đi qua Belarus và Ba Lan, đều đã khóa van vô thời hạn. Năm 2021, Nga nhận 155 tỷ mét khối khí đốt từ Nga, chiếm 40% tổng nhập khẩu khí đốt của khối. Tỷ trọng khí đốt Nga trong nhập khẩu khí đốt của châu Âu hiện đã giảm xuống mức 9%.
Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Hạ tầng khí đốt châu Âu (Gas Infrastructure Europe), mức dự trữ khí đốt của châu Âu hiện đạt khoảng 94%, cao hơn nhiều so kế hoạch đề ra là đạt 80% trước khi bước vào mùa đông.
Tuy nhiên, các kịch bản mà IMF đưa ra về kinh tế châu Âu cho thấy nếu Nga cắt hoàn toàn cung cấp khí đốt cho châu Âu, cộng thêm thời tiết mùa đông lạnh giá, khu vực này sẽ rơi vào tình trạng không có đủ khí đốt để dùng, việc chia khẩu phần khí đốt theo định mức (rationing) sẽ phải được áp dụng, và thiệt hại về GDP có thể lên tới 3% ở một số nước thuộc khu vực Trung và Đông Âu.
Ngoài ra, một làn sóng lạm phát nữa sẽ nổi lên trên khắp châu lục, đưa giá cả leo thang lên một cấp độ mới...