50 năm về trước, nhiều công nhân thuộc Công ty CP Cơ khí Xây dựng số 5 cùng gia đình đến khu tập thể cơ khí số 5 (thuộc tổ dân phố Nhuệ Giang, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sinh sống, với niềm hi vọng về chốn an cư mới. Vậy nhưng, nửa thế kỷ trôi qua, hi vọng của các công nhân nơi đây vẫn chưa thành hiện thực. Bởi năm 2008, khu tập thể cơ khí số 5 được quy hoạch thuộc phạm vi dự án Cụm trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Tây Mỗ. Tuy nhiên đến nay, phần dự án trên địa bàn tổ dân phố Nhuệ Giang vẫn chưa được triển khai thực hiện.Hệ lụy từ việc dự án bất động “vắt” qua 5 thập kỷ khiến các hộ dân tại tổ dân phố Nhuệ Giang không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ), không được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cũng như không được cấp phép xây dựng.Sống giữa dự án treo, hơn 5 thập kỷ qua, gần 40 hộ dân tại khu dân cư cơ khí số 5 (tổ dân phố Nhuệ Giang, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) phải sống tạm bợ, chắp vá, lụp sụp...Trải qua hơn nửa thế kỷ, dù những dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, xập xệ và ẩm thấp, nhưng các hộ dân nơi đây vẫn không dám sửa chữa, cải tạo.Bà Đỗ Thị Phương, người dân khu dân cư cơ khí số 5 (phường Tây Mỗ) cho hay: “Dự án treo thế này chúng tôi ở đây rất bức xúc. Nhà cửa hàng chục năm nay nằm trong diện quy hoạch nên cũng không sửa chữa được gì, bán thì không ai mua. Cuộc sống người dân trong tình trạng thiếu thốn đủ bề”.“Khu ổ chuột” của người dân tại khu dân cư cơ khí số 5 (tổ dân phố Nhuệ Giang, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) vì vướng “dự án treo”.Theo phản ánh của người dân thuộc tổ dân phố Nhuệ Giang, dự án treo cũng đồng nghĩa với việc đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng giải phóng mặt bằng gặp vô vàn khó khăn, luôn phải sống trong thấp thỏm, lo âu. “Khổ lắm chú ạ. Gia đình tôi nhiều thế hệ bao năm qua vẫn phải chen chúc trong căn nhà tập thể hơn 40m2, ngày nắng thì oi bức, ngột ngạt, ngày mưa thì thay phiên nhau lấy chậu hứng nước mưa khắp các góc nhà vì dột mái”, bà Nguyễn Thị Xuyến, khu dân cư cơ khí số 5 cho biết.
Không chỉ nhà bà Xuyến, mà gần 40 gia đình khác tại khu dân cư cơ khí số 5, tổ dân phố Nhuệ Giang nhiều năm qua cũng khốn khổ vì nhà thuộc dự án “treo”.
Vừa qua, Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp 3, Quốc hội khoá XV về việc khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Đồng thời, rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”.
Khốn khổ sống “tạm bợ” trong dự án “treo” hơn 5 thập kỷ giữa Hà Nội
09/08/2022 18:16
Nửa thế kỷ trôi qua, nhiều hộ dân ở tổ dân phố Nhuệ Giang, phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) vẫn phải sống trong cảnh tạm bợ, khó khăn bởi vướng dự án “treo”.
50 năm về trước, nhiều công nhân thuộc Công ty CP Cơ khí Xây dựng số 5 cùng gia đình đến khu tập thể cơ khí số 5 (thuộc tổ dân phố Nhuệ Giang, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sinh sống, với niềm hi vọng về chốn an cư mới.
Vậy nhưng, nửa thế kỷ trôi qua, hi vọng của các công nhân nơi đây vẫn chưa thành hiện thực. Bởi năm 2008, khu tập thể cơ khí số 5 được quy hoạch thuộc phạm vi dự án Cụm trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Tây Mỗ. Tuy nhiên đến nay, phần dự án trên địa bàn tổ dân phố Nhuệ Giang vẫn chưa được triển khai thực hiện.
Hệ lụy từ việc dự án bất động “vắt” qua 5 thập kỷ khiến các hộ dân tại tổ dân phố Nhuệ Giang không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ), không được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cũng như không được cấp phép xây dựng.
Sống giữa dự án treo, hơn 5 thập kỷ qua, gần 40 hộ dân tại khu dân cư cơ khí số 5 (tổ dân phố Nhuệ Giang, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) phải sống tạm bợ, chắp vá, lụp sụp...
Trải qua hơn nửa thế kỷ, dù những dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, xập xệ và ẩm thấp, nhưng các hộ dân nơi đây vẫn không dám sửa chữa, cải tạo.
Bà Đỗ Thị Phương, người dân khu dân cư cơ khí số 5 (phường Tây Mỗ) cho hay: “Dự án treo thế này chúng tôi ở đây rất bức xúc. Nhà cửa hàng chục năm nay nằm trong diện quy hoạch nên cũng không sửa chữa được gì, bán thì không ai mua. Cuộc sống người dân trong tình trạng thiếu thốn đủ bề”.
“Khu ổ chuột” của người dân tại khu dân cư cơ khí số 5 (tổ dân phố Nhuệ Giang, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) vì vướng “dự án treo”.
Theo phản ánh của người dân thuộc tổ dân phố Nhuệ Giang, dự án treo cũng đồng nghĩa với việc đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng giải phóng mặt bằng gặp vô vàn khó khăn, luôn phải sống trong thấp thỏm, lo âu.
“Khổ lắm chú ạ. Gia đình tôi nhiều thế hệ bao năm qua vẫn phải chen chúc trong căn nhà tập thể hơn 40m2, ngày nắng thì oi bức, ngột ngạt, ngày mưa thì thay phiên nhau lấy chậu hứng nước mưa khắp các góc nhà vì dột mái”, bà Nguyễn Thị Xuyến, khu dân cư cơ khí số 5 cho biết.
Không chỉ nhà bà Xuyến, mà gần 40 gia đình khác tại khu dân cư cơ khí số 5, tổ dân phố Nhuệ Giang nhiều năm qua cũng khốn khổ vì nhà thuộc dự án “treo”.
Vừa qua, Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp 3, Quốc hội khoá XV về việc khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo”, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Đồng thời, rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”.
- Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Băn khoăn tiêu chí đấu thầu dự án có sử dụng đất
- Hòa Bình: Loạt dự án của Geleximco, Lã Vọng, Sudico, Sông Đà... chưa được phép mua bán
- Dự án Khu dân cư An Phú Sinh, “con voi chui lọt lỗ kim”
- Dự án Khu đô thị số 11 Điện Nam - Điện Ngọc: Xuất hiện tranh chấp giữa Công ty Chí Thành và Dana Homeland
Bạn đang đọc bài viết "Khốn khổ sống “tạm bợ” trong dự án “treo” hơn 5 thập kỷ giữa Hà Nội" tại chuyên mục Bất động sản.
Mọi bài vở cộng tác xin liên hệ hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).