Linh Dương Mart Thái Bình bị phản ánh bán hàng hóa nước ngoài không nhãn phụ

11/10/2022 14:37

Nhận được phản ánh của bạn đọc về việc siêu thị Linh Dương Mart có địa chỉ tại 109 Bùi Sỹ Tiêm, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình bày bán nhiều sản phẩm hóa mỹ phẩm, gia dụng, thực phẩm,...không có nhãn phụ, không xuất hóa đơn VAT đối với đơn hàng từ 200 nghìn đồng trở lên theo quy định.

Vừa qua, ngày 04/09/2022 tại số 109 Bùi Sĩ Tiêm, phường Tiền Phong, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình, siêu thị Linh Dương Mart (Linh Dương) đã tưng bừng khai trương và đón khách đến thăm quan, mua sắm. Siêu thị Linh Dương Mart được người tiêu dùng kỳ vọng sẽ là nơi kết nối sản phẩm OCOP đưa những sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng, góp phần mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị nông sản. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn, Linh Dương lại bị phản ánh trà trộn hàng không có nhãn phụ đối với sản phẩm có 100% chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán cùng với sản phẩm OCOP và không xuất hóa đơn GTGT, hóa đơn điện tử cho khách hàng có đơn hàng từ 200 nghìn trở lên.

Sản phẩm sữa milo Úc người tiêu dùng mua tại siêu thị Linh Dương Mart Thái Bình
Sản phẩm sữa Milo Úc người tiêu dùng mua tại siêu thị Linh Dương Mart Thái Bình. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Nhiều sản phẩm không có nhãn phụ 

Mục sở thị tại Linh Dương có bán sản phẩm OCOP, các sản phẩm có 100% chữ nước ngoài và các sản phẩm khác. Trong số đó, nhiều sản phẩm không có nhãn phụ mà theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP phải có nhãn phụ. Một số sản phẩm được giảm giá dưới 50% như sản phẩm Son keep in touch có giá 50 nghìn giảm giá còn 20 nghìn đồng (như vậy là giảm 60% so với giá niêm yết). Theo điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định như sau: Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

Dưỡng thể Đức balea body lotion tại siêu thị Linh Dương Mart bán với giá 100 nghìn đồng
Dưỡng thể Đức balea body lotion tại siêu thị Linh Dương Mart bán với giá 100 nghìn đồng, không có nhãn phụ. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Tại điều 10 Nghị định 43/2-17/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu cần thể hiện rõ nội dung được sửa đổi bởi khoản 5 điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Tại điểm c khoản 1 nêu trên xuất xứ hàng hóa là nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu.

Sản phẩm có 100% chữ nước ngoài tại Linh Dương nhưng không có nhãn phụ
Sản phẩm có 100% chữ nước ngoài tại Linh Dương nhưng không có nhãn phụ. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Tại điều 10 Nghị định 43/2-17/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu cần thể hiện rõ nội dung được sửa đổi bởi khoản 5 điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Tại điểm c khoản 1 nêu trên xuất xứ hàng hóa là nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu.

Tại điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định:

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.

Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

Sản phẩm được bày bán tại siêu thị Linh Dương Mart 109 Bùi Sỹ Tiêm, TP. Thái Bình
Sản phẩm được bày bán tại siêu thị Linh Dương Mart 109 Bùi Sỹ Tiêm, TP. Thái Bình. (Ảnh: Lương Huệ)
  • Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.”;

Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa trung thực, rõ ràng, chính xác, đúng bản chất hàng hóa.

Tại điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 48, khoản 49, khoản 59 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về mức xứ phạt đối với nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

Theo đó, mức xử phạt lên đến 30.000.000 đồng, đồng thời có thể bị yêu cầu áp dụng biên pháp khắc phục hoặc "phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g điều  trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.”.

Sản phẩm lăn nách Đức tại Linh Dương không có nhãn phụ
Sản phẩm lăn nách Đức tại Linh Dương không có nhãn phụ. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như sau: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; Buộc thu hồi hàng hóa và buộc loại bỏ hình ảnh, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; buộc thu hồi và tiêu hủy hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.

Sản phẩm bày bán tại Linh Dương
Sản phẩm bày bán tại Linh Dương. (Ảnh: Lương Huệ)

Linh Dương từ chối cung cấp thông tin cho phóng viên

Trên tầng 2 tại siêu thị Linh Dương mart Thái Bình là các mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách
Trên tầng 2 tại siêu thị Linh Dương mart Thái Bình là các mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Nhằm xác minh thông tin và đảm bảo tính khách quan, hai chiều PV Tạp chí Thương hiệu và Công luận đã có buổi làm việc với ông Lê Thế Dương chủ Linh Dương.

Sảm phẩm bimbim socola
Sảm phẩm bimbim socola. (Ảnh: Q)

Tại buổi làm việc với ông Lê Thế Dương chủ siêu thị Linh Dương phóng viên đề nghị ông cung cấp đăng ký kinh doanh và một số giấy tờ có liên quan nhưng ông Dương từ chối cung cấp. Về việc người tiêu dùng phản ánh Linh Dương bán hàng không có nhãn phụ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ông Dương khẳng định:  Tất cả hàng hóa có đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa và không cung cấp bất cứ giấy tờ chứng minh mà chỉ khẳng định bằng miệng. Giải thích về việc không có nhãn phụ đối với sản phẩm 100% chữ nước ngoài ông Dương cho rằng do nhà cung cấp và ông sẽ có ý kiến với họ.

Người tiêu dùng phản ánh về việc sản phẩm không có tiếng Việt
Người tiêu dùng phản ánh về việc sản phẩm không có tiếng Việt. (Ảnh: Quỳnh Nga)

 không xuất hóa đơn GTGT/ Hóa đơn điện tử cho người tiêu dùng

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử: "Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6, Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ."

Sản phẩm bim bim tokboki
Sản phẩm bim bim tokboki. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu theo quy định của cơ quan thuế là điều mà các tổ chức, đơn vị kinh doanh buộc phải tiến hành.
Trong đó, hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ nội dung và không phân biệt giá trị từng lần bán.

Một phần tầng 1 tại siêu thị Linh Dương mart
Một phần tầng 1 tại siêu thị Linh Dương mart. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC, mức xử phạt đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.00 đồng trở lên, theo quy định hiện hành, mức phạt cụ thể như sau: Phạt tiền từ 4~8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê. Phạt tiền từ 10~20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.”, theo Khoản 4, Điều 1, Thông tư 176/2016/TTBTC.

Khu vực hóa mỹ phẩm tại siêu thị Linh Dương Mart
Khu vực hóa mỹ phẩm tại siêu thị Linh Dương Mart. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Trao đổi với PV liên quan đến việc không xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng, người tiêu dùng, ông Dương cho biết chưa có yêu cầu xuất hóa đơn nào của khách hàng nên chưa xuất hóa đơn.

Bạn đang đọc bài viết "Linh Dương Mart Thái Bình bị phản ánh bán hàng hóa nước ngoài không nhãn phụ" tại chuyên mục Kinh doanh. Mọi bài vở cộng tác xin liên hệ hotline (0909415194) hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@vietnamindex.vn).