Bị thu hồi chủ trương đầu tư
Ngày 10/11/2022, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 3303/QĐ-UBND về việc thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 3937/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh chấp thuận chủ trương dự án Khu Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City - Phân khu 2 tại xã Hạ Long (Vân Đồn).
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, dự án được chấp thuận chủ trương trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 19/08/2009 và Quy hoạch phân khu Khu đô thị Cái Rồng được UBND tỉnh phê duyệt ngày 19/10/2012.
Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/02/2020 và điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực Cái Rồng được UBND tỉnh phê duyệt ngày 24/09/2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, lập, điều chỉnh hoặc thu hồi các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt trước đây để bảo đảm tuân thủ, phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được phê duyệt.
Kết quả qua rà soát, đối chiếu chủ trương đầu tư của dự án với điều chỉnh quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì diện tích sử dụng đất, quy mô, ranh giới thực hiện dự án không còn phù hợp. Do vậy, cần thiết phải thực hiện thu hồi, hủy bỏ để thực hiện lại thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành.
Được biết, dự án Khu Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City tại xã Hạ Long (Vân Đồn) do Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư, được chia làm 3 phân khu. Phân khu 1 là Tổ hợp nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, bao gồm khu resort (biệt thự nghỉ dưỡng, condotel), tổ hợp các công trình giải trí, hội nghị, hội thảo. Phân khu 2 là khu đô thị thương mại hỗn hợp (các khu nhà phố thương mại, khu nhà hỗn hợp và khu biệt thự để ở trên đồi). Phân khu 3 là phân khu để xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên rừng, đảo ven biển và bãi tắm trải dài hơn 1km.
Doanh thu giảm 68,6 % trong Quý III/2022
Trong khi hàng tồn kho tăng 128% lên 546,83 tỷ đồng, nợ phải trả tăng gần 73% lên 670,85 tỷ đồng (trong đó, nợ ngắn hạn tăng gấp đôi lên 560,6 tỷ đồng - vay nợ ngắn hạn tăng hơn 360% lên 222,69 tỷ đồng) thì CEO Group báo lãi gần 3 tỷ đồng (2,92 tỷ đồng) trong quý III/2022.
Tại BCTC riêng Quý III/2022 của CEO Group, doanh thu ghi nhận 17,85 tỷ đồng, giảm 68,6% so với cùng kỳ, giá vốn bán hàng giảm mạnh 73% xuống 9,31 tỷ đồng; lợi nhuận gộp giảm 61% xuống 8,47 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính tăng 172% lên 28,64 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm từ 39,78 tỷ đồng xuống 21,36 tỷ đồng. Kết quả, công ty báo lãi 2,92 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 25,22 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, công ty ghi nhận doanh thu đạt 1139,97 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 37,91 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 94,55 tỷ đồng.
Tổng tài sản tăng từ 3.516,41 tỷ đồng lên 3.827,99 tỷ đồng; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm 23% so với đầu năm xuống 260 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng 128% lên 547,83 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tăng gần 73% lên 670,85 tỷ đồng; nợ ngắn hạn tăng gấp đôi lên 560,6 tỷ đồng (trong đó, vay nợ ngắn hạn tăng hơn 360% lên 222,69 tỷ đồng).
Cũng liên quan đến CEO, ngày 23/8/2022, HĐQT công ty đã có Nghị quyết thông qua hồ sơ đăng ký chào bán 257,3 triệu cổ phần theo phương án nêu trên.
Doanh nghiệp cho biết, số tiền thu được từ các đợt chào bán sẽ được đầu tư cho dự án Khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences (800 tỷ đồng), tăng vốn cho các công ty con (1.556 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh (hơn 217 tỷ đồng). Trong trường hợp việc chào bán cho cổ đông hiện hữu không được như kỳ vọng, CEO sẽ xem xét huy động vốn vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu... để đảm bảo việc đầu tư dự án.
Theo báo cáo tài chính riêng Quý III của CEO, nợ phải trả tăng gần 73% lên 670,85 tỷ đồng (trong đó, nợ ngắn hạn tăng gấp đôi lên 560,6 tỷ đồng - vay nợ ngắn hạn tăng hơn 360% lên 222,69 tỷ đồng.