Nhìn chung, trong quý 3, hoạt động kinh doanh của SGB không đồng nhất, vẫn phụ thuộc vào tín dụng. Nguồn thu chính tăng đến 48% so với cùng kỳ năm trước, thu về hơn 214 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.
Lãi từ dịch vụ tăng đến 90%, dù chỉ đem về hơn 9 tỷ đồng, nhờ tăng thu khác về dịch vụ. Trong khi đó, các nguồn thu ngoài lãi khác sụt giảm như lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 57% (còn 6.3 tỷ đồng) do giảm thu từ công cụ tài chính phái sinh tiền tệ, lãi từ hoạt động khác giảm 52% (còn 7.1 tỷ đồng).
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 18%, thu được gần 81 tỷ đồng. Tuy nhiên, kỳ này, SGB tăng đến 84% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (20.78 tỷ đồng), do đó Ngân hàng báo lãi trước thuế quý 3 giảm 8%, còn hơn 60 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, SGB dành ra gần 202 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 4.7 lần cùng kỳ, do đó Ngân hàng thu được hơn 236 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 21%.
So với kế hoạch lãi trước thuế 190 tỷ đồng cho cả năm 2022, Saigonbank đã vượt 24% chỉ tiêu sau 9 tháng.
Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng năm 2022 của SGB. Đvt: Tỷ đồng Nguồn: VietstockFinance |
Tính đến 30/09/2022, tổng tài sản của SGB tăng 3% so với đầu năm, lên mức 25,308 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 12% (còn 465 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác giảm 28% (còn 3,651 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 11% (18,336 tỷ đồng)…
Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng chỉ tăng nhẹ 1% so với đầu năm, lên mức gần 18,339 tỷ đồng. Ngân hàng không phát hành giấy tờ có giá.
Một số chỉ tiêu tài chính của SGB tính đến 30/09/2022. Đvt: Tỷ đồng Nguồn: VietstockFinance |
Tính đến cuối quý 3, tổng nợ xấu của SGB tăng đến 20% so với đầu năm, lên mức hơn 391 tỷ đồng. Trong đó, có sự dịch chuyển từ nợ dưới tiêu chuẩn sang nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1.97% đầu năm lên 2.13%.
Chất lượng nợ vay của SGB tính đến 30/09/2022. Đvt: Tỷ đồng Nguồn: VietstockFinance |