Thanh tra Chính Phủ |
Báo cáo, cung cấp hồ sơ
Văn bản của cơ quan phòng chống tham nhũng thuộc Chính phủ yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin và hồ sơ của 8 vụ việc cụ thể sau:
- Việc đấu thầu, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng thuê tư vấn vận hành nhà máy từ năm 2010 đến nay tại nhà máy lọc dầu Bình Sơn (Dung Quất, Quảng Ngãi)
- Việc đấu thầu, ký kết và thực hiện mua dầu thô của nước ngoài qua mạng internet, đánh giá hiệu quả kinh tế so với mua dầu thô của Việt Nam. Việc quyết định mua lượng dầu thô rất lớn với giá rất cao của nước ngoài vào cuối năm 2019, 2020, năm 2021 dẫn đến bị lỗ lớn. Lý do dung phương pháp “điều phối” liên doanh Vietso và PPEP để “hỗ trợ” san sẻ lỗ.
- Việc đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng lai dắt tàu tại nhà máy lọc dầu Bình Sơn trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
- Tiến độ thực hiện, chi phí giải ngân đối với việc nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Bình Sơn đến nay. Lý do dẫn đến chậm tiến độ 77 tháng và phải làm lại từ đầu.
- Quy chế quản lý tài chính và việc quản lý tiền mặt tại nhà máy lọc dầu Bình Sơn.
- Việc áp dụng biện pháp “kích cầu” để ưu đãi nội bộ và việc gia hạn thanh toán cho khách hàng mỗi lần bán hàng khi gặp “khó khan”.
- Việc tổ chức đấu thầu và quyết định cách thức bán, giá bán hạt nhựa PP tại nhà máy lọc dầu Bình Sơn, việc xử lý các sai phạm xảy ra (nếu có)
- Việc thực hiện các dự án: VN POLY, BIO ETHANOL Dung Quất đến thời điểm hiện nay.
Bỏ lọt tội phạm?
Sau khi thông tin cơ quan phòng chống tham nhũng vào cuộc, Tầm Nhìn – Báo Tri thức và Cuộc sống nhận được đơn thư của bạn đọc phản ánh về những dấu hiệu vi phạm của người đứng đầu của PVN từ năm 2010 đến nay.
Theo đó, công luận đặc biệt quan tâm và đặt dấu hỏi (?) về việc liệu cơ quan chức năng có bỏ lọt tội phạm khi không xem xét và truy cứu trách nhiệm đối với người hiện là lãnh đạo của PVN, người trước đó từ tháng 12/2009 - 3/2011 là Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý dự án (QLDA) Cụm Khí-Điện-Đạm Cà Mau, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Từ ngày 22/3/2011 - 9/2013 là Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý dự án Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Thành viên Hội đồng Thành viên, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; từ ngày 26/9/2013 được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong đại án liên quan đến những vi phạm xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank)
Năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có kết luận và Viện Kiểm sát đã ra cáo trạng truy tố về vụ việc liên quan đến những vi phạm xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và đề nghị truy tố đối với Hà Văn Thắm và hàng loạt bị can khác.
Vụ án Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm xảy ra tại Oceanbank và một số đơn vị liên quan là một trong những đại án tham nhũng, kinh tế lớn được Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo.
Theo Hồ sơ của cơ quan chức năng về vụ việc trên, trong thời gian từ 2010 đến tháng 11/2014 tổng số tiền mà OceanBank đã chi lãi ngoài huy động vốn là 1.576 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản hoàn tạm ứng thì kết luận giám định của NHNN cho thấy trong số 1.576 tỷ đồng có 1.080 tỷ đồng là chi lãi ngoài, trong đó 984 tỷ chi vượt trần lãi suất theo quy định của NHNN.
Trong hàng loạt công ty nhận lãi ngoài có nhiều công ty thuộc PVN, trong đó có Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau và Ban quản lý Khí điện đạm Cà Mau. Theo khai nhận của Nguyễn Minh Thu (Phó Tổng giám đốc và Tổng giám đốc PVN thời kỳ đó), từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2014 OceanBank đã chi cho Thu 125,6 tỷ đồng để trả lãi ngoài huy động vốn cho các khách hàng, trong đó 114,4 tỷ là trả tiền gửi không kỳ hạn và 11,1 tỷ cho tiền gửi có kỳ hạn.
Thu đã trực tiếp chi lãi ngoài tiền gửi không kỳ hạn cho Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Liên doanh Dầu khí Vietsopetro (VSP) tổng số tiền 48,3 tỷ đồng. Chi lãi ngoài tiền gửi có kỳ hạn cho BSR từ tháng 10/2012 đến tháng 12/2013 là 9,5 tỷ đồng.
Số tiền 67,7 tỷ còn lại được trả cho các khách hàng do Nguyễn Thị Minh Phương là Phó Tổng giám đốc quản lý và chi cho các giám đốc chi nhánh tại các địa bàn trực tiếp quản lý khách hàng để chi cho khách hàng cụ thể: Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau và Ban quản lý Khí điện đạm Cà Mau 16,7 tỷ; Công ty ĐH TD KT Dầu khí TN – PVEP POC là hơn 6 tỷ; Công ty tàu và Công ty Cảng Dịch vụ Dầu khí 2,3 tỷ; Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại8,3 tỷ.
Thu đã trực tiếp chi lãi ngoài tiền gửi không kỳ hạn cho Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Liên doanh Dầu khí Vietsopetro (VSP) tổng số tiền 48,3 tỷ đồng. Chi lãi ngoài tiền gửi có kỳ hạn cho BSR từ tháng 10/2012 đến tháng 12/2013 là 9,5 tỷ đồng.
Như vậy, thời điểm ông Hùng làm Giám đốc Công ty TNHH một thành viên CP Phân bón Dầu khí Cà Mau và Ban quản lý Khí điện đạm Cà Mau, những đơn vị này đã nhận lãi suất ngoài của Oceanbank 16,7 tỷ.
Nhận lãi ngoài là tham nhũng?
Tại phiên tòa xét xử đại án Hà Văn Thắm và OceanBank, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố đã "chỉ đích danh” việc chi lãi ngoài hơn 1.576 tỉ của ngân hàng này thực chất là chi cho các cá nhân là lãnh đạo của các tổ chức này, đã tạo ra lợi ích nhóm, lợi dụng tài sản chung để trục lợi cá nhân, tiếp tay cho tham nhũng.
Sự vi phạm pháp luật của các bị cáo trong vụ án về chi lãi ngoài được quy kết là đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài việc chi trái quy định số tiền 1.576 tỉ đồng và không thu hồi được, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về vật chất, hậu quả của việc chi lãi suất vượt trần dẫn đến OceanBank không kiểm soát được tín dụng, nợ xấu lên tới hơn 14.000 tỉ đồng vào thời điểm đến 31.3.2014, lỗ hơn 10.000 tỉ đồng, âm vốn chủ sở hữu gần 2,5 lần,... khiến Ngân hàng Nhà nước phải mua lại với giá 0 đồng, gánh toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách hàng, đầu tư cho việc tái cơ cấu OceanBank.
Như vậy, việc nhận “lại quả” với số tiền hơn 16,7 tỷ đồng từ Oceanbank của Công ty TNHH một thành viên CP Phân bón Dầu khí Cà Mau và Ban quản lý Khí điện đạm Cà Mau là tham nhũng, vi phạm pháp luật; và, thời điểm đó,với trách nhiệm người đứng đầu, ông Hùng phải chịu trách nhiệm chính trong vi phạm này.
Việc nhận lãi ngoài của Oceanbank đã khiến một loạt quan chức ngành dầu khí đã bị xử tù như Nguyễn Xuân Sơn, cựu tổng giám đốc và Vũ Trọng Hải, cựu kế toán trưởng PVOil cùng 3 năm tù; Nguyễn Thị Kim Anh cựu kế toán trưởng kiêm trưởng ban tài chính kế toán PVTrans 24 tháng tù; Nguyễn Tuấn Hùng - nguyên Trưởng ban Tài chính PVEP bị tuyên phạt 20 năm tù, Vũ Thị Ngọc Lan – nguyên Phó Tổng Giám đốc PVEP bị tuyên phạt 18 tháng tù, Đỗ Văn Khạnh (SN 1961) - nguyên Tổng giám đốc PVEP, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị TCty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí – PVD bị tuyên phạt 3 năm tù...
Tuy nhiên, công luận vô cùng ngạc nhiên khi nhân vật này đã không bị cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm và còn được bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu tập đoàn PVN thay thế ông Nguyễn Vũ Trường Sơn có đơn xin từ chức.