“Vô địch nợ thuế” tỉnh Thái Bình, thuế thu nhập doanh nghiệp 0 đồng
Mới đây, Cục Thuế tỉnh Thái Bình đã công bố danh sách 105 tổ chức, doanh nghiệp nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với tổng số tiền nợ trên 2.136 tỷ đồng.
Cục Thuế Thái Bình cho biết, người nộp thuế vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 100 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và điểm g khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 100 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và điểm g khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Trong đó, đáng chú ý nhất là Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà. Công ty này đứng đầu trong danh sách nợ thuế với số tiền lên đến 1.709 tỷ đồng, chiếm tới 80% tổng nợ thuế trên toàn địa bàn tỉnh Thái Bình.
Trước đó, tại ngày 31/12/2021, con số nợ này thậm chí còn cao hơn, lên đến 2.209 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 1.463 tỷ đồng hồi cuối năm 2020. Đáng chú ý, thuế và bảo vệ môi trường và các loại thuế khác chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến 87,85% (tương đương 1.940 tỷ đồng).
Nợ thuế không quá cao không phải vấn đề duy nhất tại Hải Hà. Trong nhiều năm gần đây, việc đóng thuế của công ty này đã bị đặt ra nhiều nghi vấn khi doanh thu rất cao nhưng lại thua lỗ triền miên. Kết quả là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của Hải Hà thường là 0 đồng suốt thời gian dài.
Cụ thể, năm 2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hải Hà lên đến 22.204 tỷ đồng, tăng mạnh so với 13.296 tỷ đồng của năm 2020.
Doanh thu rất cao nhưng do giá vốn cao hơn nên công ty lỗ gộp 23,1 tỷ đồng (năm 2021) và 547 tỷ đồng (năm 2020). Cộng thêm các chi phí quá cao nên trong 2 năm qua, công ty lần lượt lỗ trước thuế 160 tỷ đồng và 787 tỷ đồng.
Kết quả là Hải Hà nối dài chuỗi ngày chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 đồng.
Nợ phải trả 15.048 tỷ đồng, nợ ngắn hạn lớn hơn tổng tài sản
Hiện tại, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tại Công ty Hải Hà là 1.709 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là Hải Hà sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình thế nào trong bối cảnh thanh khoản công ty có vấn đề khi công ty thua lỗ liên tục dẫn đến âm vốn chủ sở hữu, nợ quá cao, nợ ngắn hạn vượt trội so với tài sản dài hạn.
Cụ thể, không chỉ đến 2020 hay 2021 công ty Hải Hà mới thua lỗ, trước đó, công ty có chuỗi năm dài chìm ngập trong bê bết khiến công ty gánh lỗ lũy 2.008 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu 1.634 tỷ đồng tại ngày 31/12/2021.
Âm vốn nặng nề khiến nợ của công ty thậm chí còn cao hơn tổng tài sản.
Hồi cuối năm 2021, nợ phải trả của Hải Hà lên đến 15.048 tỷ đồng, tăng 4.982 tỷ đồng, tương đương 49,5% so với năm 2020. Như vậy, nợ của công ty đã cao gấp 1,2 lần tổng tài sản.
Nợ cao là vấn đề, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản dài hạn lại là vấn đề lớn hơn.
Tại ngày 31/12/2021, nợ ngắn hạn tại công ty Hải Hà lên tới 14.692 tỷ đồng, tăng 4.981 tỷ đồng, tương đương 51,3% so với năm 2020 và cao gấp 1,1 lần tổng tài sản.
Như vậy, hệ số khả năng thanh toán (Hnh) của Hải Hà là 0,76.
Theo lý thuyết kế toán, khi Hnh < 1, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn trả. Nếu Hnh tiến dần về 0 thì doanh nghiệp khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và doanh nghiệp có nguy bị phá sản.